Bé đóng bỉm bị hăm là do cha mẹ đã để bỉm ướt quá lâu
Có nên cho trẻ sơ sinh uống bổ sung vitamin?
Trẻ sơ sinh không rụng rốn có phải bị mắc bệnh?
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?
Ánh mắt trẻ sơ sinh dự đoán tính cách sau này
Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II, trả lời:
Chào bạn!
Trước tiên, cần giải thích với bạn rằng hăm là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng. Thông thường, các cháu đóng bỉm bị hăm là do cha mẹ đã để bỉm ướt quá lâu. Hăm có thể gây ra mụn nhỏ li ti, gây ngứa. Nếu trẻ gãi có thể khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm nấm, vi khuẩn.
Bạn để ý xem, nếu thấy da bé bị ửng đỏ từ 2 - 3 ngày, chỗ mụn đỏ lan rộng thì có thể vùng da đã bị bội nhiễm, cần phải được khám xét và điều trị kịp thời.
Cách phòng hăm cho trẻ sơ sinh là:
- Thử loại bỉm khác, xem bé phù hợp với loại nào. Nên chọn loại bỉm thấm nước tốt.
- Nên thay bỉm mới khi thấy bỉm đã đủ ướt. Vệ sinh cho bé nhẹ nhàng bằng nước sạch, thấm khô bằng vải mềm, không nên lau bằng giấy.
- Không nên đóng bỉm cho bé 24/24h. Ban ngày, nên cho bé mặc quần bằng chất liệu cotton 100%, không rộng quá cũng không chật quá.
- Có thể đun nước mướp đắng, sài đất cho bé tắm. Hoặc dùng nước sát trùng để pha tắm rửa cho bé.
Dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm như bạn là rất sai lầm. Vì điều này có thể làm vùng da bị tổn thương càng nặng thêm.
Ở những chỗ bị hăm, bạn nên thoa vaselin lên da bé trước khi đóng bỉm. Lưu ý là, chỉ nên sử dụng kem có chứa corticoid trong trường hợp được bác sỹ/dược sỹ hướng dẫn cách sử dụng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Bình luận của bạn