Tại sao người bệnh đái tháo đường bị đau đầu?

Mức đường huyết tăng cao, hoặc xuống thấp khiến cho người bệnh bị đau đầu

Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường bằng cách uống cà phê

Lưu ý khi tiêm insulin và các loại thuốc điều trị đái tháo đường

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?

Vai trò của xét nghiệm nước tiểu với bệnh đái tháo đường

Mức đường huyết biến động gây ra triệu chứng đau đầu 

Ở người mắc đái tháo đường, việc xuất hiện các cơn đau đầu thường liên quan đến mức đường huyết.

Triệu chứng đau đầu có thể chỉ ra rằng, mức đường huyết của người bệnh đang tăng cao, hoặc xuống thấp. Theo các nhà nghiên cứu, đó là kết quả của sự thay đổi nồng độ hormone, chẳng hạn như epinephrine và norepinephrine có thể làm co thắt các mạch máu não.

Hạ đường huyết được đặc trưng bởi mức đường trong máu thấp hơn 70 mg/dL. Nó được coi là một tình trạng nghiêm trọng, bởi cơ thể sẽ không thể cung cấp đủ glucose làm "nhiên liệu" cho não thực hiện các hoạt động. Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện một cách đột ngột và rõ ràng. Cùng với triệu chứng đau đầu, hạ đường huyết có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, ớn lạnh, đói, dễ cáu gắt, buồn nôn, tim đập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi,…

Hạ đường huyết có thể xảy ra, nếu người bệnh dùng quá nhiều insulin, hoặc không nhận đủ carbohydrate từ thực phẩm.

Mặt khác, tăng đường huyết là kết quả của việc nồng độ glucose dư thừa trong máu, được định nghĩa bởi mức đường huyết bằng hoặc trên 200 mg/dL. Với bệnh đái tháo đường type 1, đó là do sự thiếu hụt hormone insulin. Với bệnh đái tháo đường type 2, là do cơ thể không sử dụng được chức năng của insulin một cách chính xác. Khác với hạ đường huyết, các triệu chứng của việc tăng đường huyết nhìn chung thường xuất hiện chậm. Chỉ có đau đầu là một triệu chứng xuất hiện sớm, nếu đường huyết vượt trên mức bình thường. Còn các triệu chứng khác là: Thị lực suy giảm, cảm thấy đói và khát, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, vết thương chậm lạnh,…

Tăng đường huyết cũng là một tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị nhanh chóng, bởi mức đường huyết gia tăng có thể gây hư hại tới mạch máu và thần kinh. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến sự tích tụ ketones, một loại acid trong máu. Sự gia tăng ketones có thể dẫn tới hôn mê và thậm chí là tử vong cho người bệnh.

Tăng, hay hạ mức đường huyết đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh

Làm sao để khắc phục triệu chứng đau đầu do mức đường huyết biến động?

Mặc dù thuốc giảm đau thông thường, bao gồm Acetaminophen và Ibuprofen có thể giúp giảm triệu chứng đau đầu tức thời, tuy nhiên, trước khi dùng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ. Bởi, những người có thận bị tổn thương do đái tháo đường được khuyến cáo nên tránh dùng thuốc giảm đau. Hơn nữa, các bác sỹ cũng khuyến cáo, người bệnh không nên sử dụng thuốc giảm đau một cách thường xuyên, vì những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám khi có triệu chứng đau đầu.

Tùy thuộc vào cơn đau đầu do tăng, hay hạ đường huyết mà bác sỹ có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, triệu chứng đau đầu sẽ giảm, khi lượng đường trong máu của người bệnh trở lại bình thường.

Duy trì mức đường huyết ở mức bình thường sẽ giúp phòng ngừa sự xuất hiện của triệu chứng đau đầu và các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Muốn làm được điều này, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sỹ và có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định mức đường huyết.

M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết