Quản lý TPCN: Doanh nghiệp phải vì sức khỏe cộng đồng

Nhu cầu sử dụng TPCN của người tiêu dùng ngày càng cao

TPCN kém chất lượng: Dân mất đi cơ hội tăng cường sức khỏe?

Dùng TPCN sao cho đúng?

2020: TPCN sẽ trở thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn?

Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: “Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe!”

Công ty “núp bóng” tổ chức khám bệnh, bán TPCN?

Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam, đến tháng 7/2014 cả nước có trên 4.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN. Sự phát triển quá nhanh của thị trường TPCN cùng với hàng nghìn loại sản phẩm được rao bán ở khắp nơi đã nảy sinh nhiều quan điểm trái chiều trong cộng đồng về TPCN. Mặc dù đã có một số văn bản về quản lý, quảng cáo thực phẩm chức năng, song việc áp dụng và thi hành trên thực tế vẫn chưa thực sự quyết liệt và thiếu hiệu quả. Hành lang pháp lý cho TPCN thực sự chưa có quy định cụ thể, chính vì vậy việc quản lý TPCN đang gặp phải rất nhiều khó khăn và bất cập.

Bất cập

Nhiều người tiêu dùng đang bức xúc trước tình trạng TPCN được quảng cáo cường điệu so với công dụng, hiệu quả thực tế của sản phẩm. Ví dụ như một số loại TPCN được quảng cáo có tác dụng với một số bệnh, thậm chí là với bệnh nan y. Nhưng về nguyên tắc Thực phẩm chức năng chỉ đơn giản là hỗ trợ điều trị và bổ sung vi chất, bổ trợ sức khỏe, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Với những cách quảng cáo mập mờ này khiến người tiêu dùng hiểu nhầm, và mất tiền oan cũng vì lẽ đó. Thêm vào đó, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng những khe hở của pháp luật, sự cả tin của người tiêu dùng đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm kém chất lượng và phi tác dụng với người sử dụng.

Người tiêu dùng đứng trước nhiều lựa chọn với TPCN

Bên cạnh đó, sản phẩm TPCN tuy khá phổ biến ở thị trường nội địa nhưng hiện vẫn là mặt hàng khá mới mẻ đối với nhiều người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh TPCN lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để kiếm lời bằng cách nâng giá bán quá mức. Theo báo cáo thanh tra quản lý thị trường, một số sản phẩm có giá nhập khẩu chỉ ở mức 300.000 đồng, nhưng được bán cho người tiêu dùng với giá khoảng 2 triệu đồng.

Khó khăn

Ngoài ra, các vấn đề về chất lượng, an toàn, hiệu quả,… của sản phẩm TPCN khi được lưu hành cũng chưa được đánh giá một cách cụ thể. Sự nắm bắt thông tin không đầy đủ của người tiêu dùng, một bộ phận không nhỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN kém chất lượng, quy định cụ thể cho ngành TPCN chưa đầy đủ, rõ ràng là nguyên nhân khiến cho những bất cập kể trên xuất hiện gây khó khăn cho việc phát triển TPCN ở nước ta.

PGS.TS Trần Đáng cho rằng quản lý TPCN ở nước ta còn nhiều bất cập

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam: Bản chất TPCN là rất tốt, tuy nhiên việc "thả nổi" về sản xuất, "thả nổi" về quảng cáo đã khiến cho chất lượng của một số sản phẩm TPCN không đảm bảo tiêu chuẩn, gây mất lòng tin với người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân chính ở đây là do nước ta chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về quản lý TPCN.”

Chất lượng hiệu quả an toàn của những sản phẩm kém không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây nguy cơ xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào TPCN nói chung, đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp hoạt động chân chính, cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ bị người tiêu dùng quy chụp cùng với những cơ sở không đảm bảo chất lượng.

Doanh nghiệp phải vì sức khỏe cộng đồng

Nước ta đang trở thành một thị trường tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước sản xuất và kinh doanh mặt hàng TPCN. Tuy nhiên, khi việc quản lý trong lĩnh vực này của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo; nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến việc quản lý các sản phẩm TPCN chưa thật sự hiệu quả, sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN nói chung khó gần với người dân.

Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: "Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe"

Ông Nguyễn Quang Thái – TGĐ Công ty Dược phẩm Thái Minh chia sẻ:Khá nhiều doanh nghiệp trong ngành đang “than vãn” về sự siết chặt của các cơ quan quản lý trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây là những bước đi cần thiết để thị trường này có thể phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Yêu cầu về chất lượng chặt chẽ sẽ giúp thanh lọc thị trường, những doanh nghiệp làm ăn chân chính, bài bản, quy c sẽ tồn tại và phát triển, còn những người làm ăn chụp giật sẽ bị đào thải. Đó là quy luật tất yếu! Đây là cơ hội để các công ty tiếp thị và phân phối ngành hàng này ngày càng có cơ hội phát triển đội ngũ nhân sự của mình, đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường và người tiêu dùng.

Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động thực sự trong ngành TPCN luôn có nhu cầu giúp cho cộng đồng ngày càng sử dụng TPCN nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa này. Luôn nêu cao hơn tinh thần trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nhất là đối với sức khỏe và tính mạng của người dân.

Ông Trần Đức Minh: "TRISO ủng hộ hành lang pháp lý cụ thể cho việc quản lý TPCN"

Cũng với mong muốn như nhiều doanh nghiệp, ông Trần Đức Minh - CTHĐQT Công ty Cổ phần Triệu Sơn (TRISO) chia sẻ: “Việc cho ra đời các quy định dành riêng cho hoạt động sản xuất, phân phối TPCN trong thời điểm này là rất cần thiết thậm chí đã phải có từ sớm hơn. Khi có các quy định cụ thể về quản lý thị trường TPCN sẽ tạo hành lang pháp lý giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn cho việc quản lý từ sản xuất, phân phối, giá cả của các loại TPCN. Đồng thời, việc ra đời hành lang pháp lý riêng sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động chân chính, sản xuất và phân phối những sản phẩm chất lượng cao phát triển một cách chính đáng, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng.”

Cần sớm có hành lang pháp lý

Xu hướng phát triển của TPCN và sản phẩm chức năng (các dạng hỗ trợ điều trị không dùng qua đường thực quản) là xu thế không thể đảo ngược. Vấn đề là làm sao “hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng” để quản lý cho hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực xã hội . TPCN sở dĩ đi vào lòng dân, đi sâu vào cộng đồng bởi vì nó có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt là bệnh mạn tính (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, thấp khớp, gút, hen suyễn, dị ứng, suy giảm miễn dịch…) mà các loại bệnh này đang gia tăng khó kiểm soát, đồng thời sử dụng không phải kê toa bác sỹ.

Một thuận lợi nữa không thể không kể đến là trình độ khoa học công nghệ chế tạo, sản xuất của nước ta ngày càng hiện đại, thông tin sản phẩm ngày càng phong phú, nguồn nguyên liệu tự nhiên dùng làm TPCN ở Việt Nam rất đa dạng và kinh nghiệm về y học cổ truyền hàng ngàn năm lịch sử quý báu của cha ông ta đã góp phần hình thành ngành sản xuất quan trọng này. Đây cơ hội vàng cho ngành TPCN, nhưng làm sao để biến cơ hội đó thành hiện thực lại là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.

Hy vọng rằng, trong thời gian sớm nhất, nhà nước, các bộ, ngành liên quan và các cơ quan chức năng sẽ đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm hoàn thiện công tác quản lý thị trường TPCN. Sớm xây dựng thành công hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành TPCN phát triển đúng hướng và trở thành một ngành kinh tế vì sức khỏe.

Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng