TPCN: Thật giả lẫn lộn

Người tiêu dùng đang bị lạc vào mê trận TPCN

Cách lựa chọn thực phẩm chức năng giảm cân an toàn

Trà TPCN: Không đắt có... xắt ra miếng?

“Choáng” với trà thực phẩm chức năng

Tự ý sử dụng thực phẩm chức năng cho con: Nên hay không?

Lưu ý khi kết hợp thực phẩm chức năng và thuốc

Hàng ngàn TPCN được bán khắp nơi, từ các nhà thuốc, siêu thị, internet… được quảng cáo với hàng trăm công dụng. Chỉ cần lướt web sẽ thấy một loạt các bài quảng cáo về các loại TPCN với các công dung như: làm đẹp, giảm cân, trị bệnh, tăng cường sức khoẻ. Nhu cầu về TPCN của người tiêu dùng tăng cao, đã và đang mở ra cơ hội cho việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt hàng xách tay…“trà trộn” vào thị trường tiềm năng này. Các mặt hàng TPCN được làm giả chủ yếu là các loại sữa ong chúa, vi cá mập, collagen gắn mác xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc, Úc, đặc biệt nhiều nhất là tảo Spirulina Nhật Bản, là loại TPCN đang tiêu thụ cao trên thị trường.

Khó phân biệt thật giả

Cùng là một mặt hàng với những lời giới thiệu giống nhau như đúc về nguồn gốc xuất xứ, công nghệ bào chế, thành phần, tác dụng “thần kỳ” giúp cơ thể thon gọn, lấy lại vóc dáng “chuẩn” nhưng ở mỗi nơi bán khác nhau lại có sự sai lệch thông tin đáng kể về giá thành, khối lượng và chất lượng sản phẩm. Những thông tin này càng khiến người tiêu dùng phân vân không biết đâu mới là hàng thật, có chất lượng tốt.

Chỉ một sản phẩm giảm cân Green Coffee nhưng tại các cửa hàng bán với giá chênh lệch rất nhiều. Từ 190.000 đồng đến 290.000 đồng. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng khẳng định sản phẩm Green Coffee của mình là thật, là chính hãng. Lý giải cho việc chênh lệch giá như vậy, một chủ shop bán TPCN trên mạng lý giải có thể là do nguồn nhập hàng.

Tại các địa chỉ bán online nhiều cách tư vấn nhận diện hàng thật – giả khác nhau được tư vấn cho người tiêu dùng. Green Coffee tại thị trường Việt Nam có tem độc quyền mầu xanh trắng phía góc trái của hộp, Green Coffee nhái có thể ruột không đủ 18 gói, bao bì mẫu mã xấu, màu sắc không đậm nét… hay có những cửa hàng lại tư vấn theo kiểu “Green Coffee bày bán ở Việt Nam hiện nay thường có 2 loại là 3 cạnh và 4 cạnh. “Những loại dán 4 cạnh là hàng rẻ, hàng ngoài. Hàng 3 cạnh mới là hàng công ty...

Cùng một sản phẩm trà giảm cân Green Coffee nhưng mỗi cửa hàng lại bán giá khác nhau và cách phân biệt khác nhau

Chính vì kiểu giải thích “ông nói gà, bà nói vịt” ấy mà khách hàng không biết phải lựa chọn sản phẩm TPCN như thế nào. Chị Trà My (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Tôi có đặt mua sản phẩm tảo Spirulina Nhật Bản từ một cửa hàng bán TPCN online. Vì chưa dùng bao giờ chỉ nghe bạn bè giới thiệu nên tôi cũng không biết thật giả như thế nào cho đến khi bạn tôi cho xem sản phẩm mới mua, tôi mới biết lọ tảo Spirulina mình mua là hàng nhái.

Theo đó, sản phẩm mà chị My mua là loại 2.200 viên, trong khi đó Công ty Châu Đại Dương phân phối độc quyền tại Việt Nam xác nhận hàng chính hãng của công ty chỉ có sản phẩm 1.500 viên và 550 viên/chai.  

Tuy nhiên, nhân viên bán hàng tại một shop online lại khẳng định, sản phẩm tảo của Spirulina 2.200 viên của công ty là sản phẩm nguyên hộp từ Nhật Bản về, còn sản phẩm của Công ty Châu Đại Dương là nhập viên tảo về đóng gói nên không có tảo 2.200 viên là đúng.

Mỗi công ty, mỗi cửa hàng đều khẳng định sản phẩm của mình là thật. Tuy nhiên sản phẩm thật giả như thế nào cũng chẳng ai chứng mình được, nếu có thì chỉ là nơi sản xuất ra chính mặt hàng này mới có thể kiếm chứng được.

Chị Ngọc Minh (Đống Đa) cười và cho biết cách mà chị vẫn lựa chọn TPCN : “ Mình lựa chọn TPCN  cơ bản là tin tưởng vào nguồn hàng, hàng Trung Quốc tinh vi lắm, loại gì, hãng gì, cũng có hộp và có tem đàng hoàng”.

Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng đều khẳng định sản phẩm TPCN của mình là chính hãng

Các TPCN, dược phẩm nước ngoài được bán tràn lan trên các trang web trực tuyến cũng xuất hiện khá nhiều tại các spa, salon. Mặt hàng này không chỉ bát nháo về xuất xứ, chất lượng hàng hoá, mà giá cả lại rất khác nhau ở mỗi điểm bán. Theo chị Minh Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội): “Cùng một lọ sữa ong chúa để chăm sóc da nhưng có hàng trăm thương hiệu, xuất xứ, tôi không biết đường nào mà chọn. Giá cả cũng rất khác nhau ở mỗi cửa hàng”. Trên các trang bán hàng trực tuyến, các sản phẩm chăm sóc da cũng có nhiều loại: mặt nạ, collagen lỏng, nhau thai cừu có nguồn gốc nước ngoài với giá từ 400.000 - 2.000.000 đ/sản phẩm". Ngoài giá cả thì chất lượng của sản phẩm này cũng rất mơ hồ.

Sản phẩm TPCN giả thoạt nhìn khó có thể phân biệt so với hàng thật, hơn nữa trên các web bán TPCN cũng là những trang web được đông đảo người dùng tin tưởng. Nếu người lần đầu tiên dùng sản phẩm thì rất khó phát hiện được mặt hàng mình đang dùng là hàng giả.

Quay lưng với TPCN vì TPCN giả

Việc các loại TPCN được bầy bán tràn lan trên thị trường với nhiều tác dung được quảng bá như "thần dược" khiến người tiêu dùng cảm thấy rất băn khoăn khi sử dụng loại sản phẩm này.

Những vấn nạn về xã hội và môi trường, ám ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm và nỗi lo về sức khoẻ bệnh tật khiến cho TPCN trở thành niềm hy vọng, là cứu cánh cho mỗi người và mỗi gia đình. Tuy nhiên việc hàng giả, hàng chất lượng kém đang tràn ngập thị trường cho thấy TPCN như là "con dao hai lưỡi". Người tiêu dùng vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất với việc dùng hàng giả, hàng nhái.

Sử dụng những TPCN kém chất lượng có thể người sử dụng có thể bị ngộ độc, nôn ói hoặc nặng hơn nữa là trụy tim mạch, giảm huyết áp hoặc khó thở. Bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho mình người tiêu dùng nên tỉnh táo để tìm hiểu thông tin của các sản phẩm TPCN. Đối với TPCN có nguồn gốc từ nước ngoài người tiêu dùng có thể yêu cầu công ty phân phối xuất trình các giấy từ chứng minh sản phẩm của mình. Hãy là người tiêu dùng thông thái, bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc

Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng