Tại sao truyền máu lần 1 được mà không thể truyền máu lần 2?

Truyền máu cần phải tuân theo nguyên tắc nghiêm ngặt để tránh biến chứng

Sốc: Đái tháo đường có thể lây qua truyền máu và ăn thịt

Có thể phòng Zika qua truyền máu được không?

7 bệnh có thể lây qua đường truyền máu mà bạn cần lưu ý

Lưu ý khi hiến máu và truyền máu để tránh HIV

TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của Daily Mail trả lời:

Chào bạn!

Tôi hy vọng bây giờ bác của bạn đã phục hồi hoàn toàn sau chấn thương. Về câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

Truyền máu cho một người cũng tương tự như khi cấy ghép các nội tạng, nó có thể xảy ra những biến chứng nhất định, vì lý do này, việc quyết định thực hiện truyền máu chỉ được đưa ra khi thực sự cần thiết và trong một số trường hợp người bệnh gặp nguy hiểm do thiếu máu.

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình truyền máu bao gồm các phản ứng cấp tính khi hệ miễn dịch người nhận tấn công các tế bào máu được hiến tặng. Điều này dường như đã xảy ra trong trường hợp của bác bạn. Nguyên nhân là do, trong cơ thể, các kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, sau khi truyền máu, tức là truyền các tế bào của người khác vào cơ thể, cơ thể có thể phát hiện ra các yếu tố lạ từ bên ngoài (yếu tố ngoại lai) như: Protein hay chất béo có trong máu người hiến tặng, từ đó tạo ra các kháng thể nhất định để chống lại chúng.

Mặc dù, trước khi truyền máu lần đầu tiên, bác của bạn chắc chắn đã được làm xét nghiệm gọi là "type và crossmatch" để xác định nhóm máu và các yếu tố khác, bao gồm cả kháng thể nhằm tìm ra đơn vị máu phù hợp. Vấn đề là việc xét nghiệm chỉ kiểm tra các hệ nhóm máu chính là ABO và Rhesus, tuy nhiên có rất nhiều các hệ nhóm máu khác nữa.

Điều đó có nghĩa là có thể có một yếu tố nhỏ nào đó trong máu của người tặng không tương thích với người nhận, từ đó dẫn đến hệ miễn dịch của người nhận tạo ra những kháng thể chống lại chúng. Đây là lý do vì sao thay vì được truyền máu lần 2, các bác sỹ lại quyết định tiêm sắt qua đường tĩnh mạch, bởi sắt là khoáng chất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu, tuy nhiên sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Bạn cũng không nên quá lo lắng việc bác của bạn không thể truyền máu trong tương lai, bởi nếu trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải truyền máu, các bác sỹ sẽ cố gắng tìm thấy những đơn vị máu tương thích hơn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Quang Tuấn H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị