- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tăng cân là một trong những vấn đề người bệnh đái tháo đường phải đối mặt khi tiêm insulin
Vaccine cho người bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa?
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Bị đái tháo đường dễ mắc thêm bệnh tim?
Do Insulin giúp chuyển hóa đường, nên tế bào lại nhận được nhiều năng lượng dự trữ vì thế khi người bệnh tiểu đường sử dụng insulin, có thể gặp tác dụng không mong muốn, đó là tăng cân.Nhiều người bệnh đái tháo đường trong khi điều trị insiulin bị tăng cân lo sợ rồi bỏ tiêm giữa chừng. Điều này rất nguy hiểm bởi cơ thể người bệnh không còn khả năng sản xuất đủ insulin để kiểm soát đường huyết. Nếu không tiêm thêm hormone này, đường huyết sẽ tăng lên và kéo theo các biến chứng nguy hiểm, trong đó có nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đó là nhận định của GS.TS.BS Don McClain – Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist (Carolina, Mỹ).
BS. McClain cho rằng, người bệnh hoàn toàn có thể vừa tiêm insulin để kiểm soát đường huyết lại vừa tránh được tăng cân bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Duy trì đường huyết ổn định
Sự biến động lớn của đường huyết có thể dẫn đến tăng cân. Những người thường xuyên bị hạ đường huyết sau khi tiêm insulin có nguy cơ không kiểm soát được việc ăn uống của mình và hậu quả là tăng cân không mong muốn.
“Khi lượng đường trong máu ở mức thấp, bạn sẽ cảm thấy đói. Điều này có thể dẫn tới ăn uống vô tội vạ và tăng cân”, BS. McClain cho biết, “tôi thường khuyên bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn một món ăn nhẹ chứa khoảng 15gr carbohydrate để đẩy đường huyết lên mức an toàn”.
2. Tính toán lượng calorie
Nhiều người bệnh đái tháo đường ăn lượng calorie nhiều hơn so với khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng cân.
Lượng calorie bạn cần mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chiều cao, cân nặng, tuổi, mức độ hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe. Vì vậy, muốn biết được mình thực sự cần ăn bao nhiêu calorie mỗi ngày, tốt nhất bạn nên hỏi bác sỹ.
Đôi khi, để tránh tăng cân, việc duy nhất bạn cần làm là ăn ít calorie hơn!
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp đốt cháy calorie và ngăn ngừa tăng cân. Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, có hai hình thức hoạt động thể chất là chìa khóa để quản lý đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, đó là: Tập aerobic và bài tập tăng cường sức mạnh (strength training).
“Tập thể dục không chỉ làm tăng độ nhạy của tế bào với insulin mà còn làm tăng tốc độ hấp thu đường (glucose) vào cơ bắp”, BS. McClain cho biết.
Các chuyên gia thuộc Viện Đái tháo đường, Bệnh thận và Bệnh tiêu hóa (NIDDK, Mỹ) giải thích rằng các bài tập tăng cường sức mạnh như nâng tạ hoặc chống đẩy vừa giúp phát triển cơ bắp, vừa giúp cơ bắp đốt cháy được nhiều calorie hơn.
4. Ăn uống đều đặn
Nhịn ăn, bỏ bữa chẳng những không giúp bạn giảm được dăm ba cân mà còn khiến bạn thêm đói và ăn nhiều hơn vào bữa sau. Bỏ bữa cũng có thể gây hạ đường huyết nếu bạn không điều chỉnh liều insulin.
Thay vì bỏ bữa, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để kiểm soát cân nặng và giữ cho đường huyết luôn ổn định.
5. Nói chuyện với bác sỹ về kế hoạch điều trị của bạn
Một nguyên tắc sống còn khi điều trị đái tháo đường là tuyệt đối không bỏ uống thuốc hoặc bỏ tiêm insulin, kể cả khi bị tăng cân. Không tiêm insulin khiến lượng đường trong máu cao vượt mức kiểm soát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nếu áp dụng những cách trên mà bạn vẫn phải “vật lộn” với cân nặng do tiêm insulin thì bạn nên tìm đến tự tư vấn của bác sỹ để điều chỉnh liều hoặc thay thuốc khác. Một số thuốc đái tháo đường type 2 khác có thể kiểm soát đường huyết mà không gây tăng cân.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn