Tăng hiệu quả thuốc kháng sinh gấp 1.000 lần nhờ bạc
Dùng clarithromycin có ảnh hưởng đến thai nhi?
Xét nghiệm máu phòng “bệnh lạm dụng kháng sinh”
Vi khuẩn ngày càng “nhờn” thuốc kháng sinh
McDonald's nói "không" với gà nuôi bằng thuốc kháng sinh
Khám phá trên được công bố đúng vào thời điểm có hàng loạt cảnh báo từ các chuyên gia hàng đầu thế giới về sự trỗi dậy của những siêu vi trùng kháng thuốc có thể khiến cho hàng triệu người sẽ mắc các căn bệnh vô phương cứu chữa.
Theo BBCnews, bạc đã được sử dụng như một kháng sinh trong nhiều thế kỷ, lợi ích sức khỏe của bạc vẫn chưa được khám phá hết.
Nghiên cứu do GS. Jose Ruben Morones-Ramirez thuộc Viện Y khoa Howard Hughes, Đại học Boston (Mỹ) chủ trì. Các nhà khoa học cho một lượng nhỏ bạc vào một số loại kháng sinh có thể chống lại sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy, kim loại này phá vỡ quá trình sinh học của vi khuẩn khiến chúng dễ bị tiêu diệt hơn.
Bạc chống lại các vi khuẩn Gram (-), một trong hai loại vi khuẩn chính đặc biệt gây khó khăn cho việc điều trị.
GS. Jose cho biết: “Đặc tính này cho thấy bạc có thể được sử dụng để tăng cường hiệu quả cho các thuốc kháng sinh hiện có để chống lại các vi khuẩn Gram (-). Nhờ đó tăng cường “kho vũ khí” chống lại các bệnh nhiễm khuẩn”.
Nhưng nếu sử dụng quá nhiều bạc, nó có thể gây hại cho cơ thể. Theo các chuyên gia, sẽ là an toàn nếu chỉ thêm một lượng rất nhỏ vào thuốc kháng sinh. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào việc thử nghiệm xem liệu bạc có thể được thêm vào trong các viên thuốc hay các mũi tiêm kháng sinh để sử dụng cho bệnh nhân.
GS. Dame Sally Davies, chuyên gia y khoa của Anh cho rằng, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang ở mức báo động. Số lượng các kháng sinh bị kháng trong cộng đồng và bệnh viện ngày càng nhiều. Kho vũ khí của loài người đang cạn dần, vì thế thay vì tìm cách phát triển kháng sinh mới là một việc không hề dễ, các chuyên gia tìm cách tăng cường hiệu quả cho các loại thuốc đang sử dụng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Science Translational Medicine .
Bình luận của bạn