- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Mãi vẫn chưa có con, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn
Đang dùng TPCN hỗ trợ điều trị vô sinh có được uống rượu bia?
Hiếm muộn vô sinh chỉ vì "vùng kín" ngứa, có dịch tiết bất thường
7 dấu hiệu kinh nguyệt có thể gây vô sinh hiếm muộn
Tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm là bao nhiêu?
Chào em!
Khó khăn trong việc mang thai có thể đến từ người vợ, người chồng hoặc thậm chí cả hai. Tỷ lệ vô sinh ở nữ chiếm 40%, nam 40%, không rõ nguyên nhân chiếm 20%.
Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh nữ như: Rối loạn phóng noãn chiếm 35%, bất thường ở vòi trứng và tử cung chiếm 35%, lạc nội mạc tử cung chiếm 20% và không rõ nguyên nhân chiếm 10%.
Nguyên nhân gây vô sinh nam điển hình như: Lỗi ở tinh dịch chiếm 26,4%, suy tinh hoàn chiếm 9,4%, tắc ống dẫn tinh 6,1%, giãn tĩnh mạch thừng tinh 12,3%. Ngoài ra, rối loạn cương dương, hoặc các yếu tố dị tật bẩm sinh, mắc phải bệnh miễn dịch… cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Sau 6 tháng – 1 năm quan hệ tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe sinh sản.
Khám vô sinh nữ bao gồm:
- Khám phụ khoa: Một vài bệnh nhiễm trùng điển hình như nhiễm Chlamydia có thể khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn.
- Siêu âm: Xem có bất thường gì ở tử cung, cổ tử cung hay không.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Đánh giá các chỉ số nội tiết tố ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của nang noãn, khả năng làm tổ của phôi thai…
- Chụp vòi trứng tử cung: Xem có bất thường gì ở vòi trứng (như dính vòi trứng) hay bất thường ở tử cung (không có tử cung, tử cung dị dạng, tử cung nhi hóa, dính tử cung…) hay không.
- Đánh giá dự trữ buồng trứng (AMH): Xem độ dự trữ buồng trứng cao hay thấp.
Khám vô sinh nam bao gồm:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Đánh giá số lượng tinh trùng, hình thái của tinh trùng và khả năng di động của tinh trùng.
Xét nghiệm tinh dịch đồ có thể biết được hình thái của tinh trùng
- Xét nghiệm nội tiết tố: Cần xét nghiệm trong trường hợp không có tinh trùng, mật độ tinh trùng thấp, rối loạn ham muốn và chức năng tình dục.
- Chọc mào tinh chẩn đoán và sinh thiết tinh hoàn (áp dụng với bệnh nhân không có tinh trùng, kích thước tinh hoàn bình thường, nồng độ hormone FSH trong ngưỡng bình thường).
Sau khi có kết quả của những xét nghiệm trên, bác sỹ sẽ xác định được nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn và tư vấn hướng điều trị thích hợp cho bạn.
Chúc em sớm có tin vui!
ThS.BS Đào Lan Hương - Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bình luận của bạn