Thảo dược cho bệnh hen suyễn và COPD

Hen phế quản và COPD ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Bệnh hen phế quản – nhìn từ góc độ Đông Y

Bệnh hen suyễn ở người già: Những lưu ý đặc biệt

COPD - Diễn tiến âm thầm, hậu quả nghiêm trọng

Giao mùa – Nỗi lo của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh hen phế quản, còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại… COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi; Yếu tố nguy cơ chính gây bệnh là thuốc lá, thuốc lào.

Một số thảo dược có tác dụng đối với bệnh hen phế quản và COPD gồm:

Nhũ hương (Boswella Serrata)

Là một loại thảo dược thông dụng ở các vùng Địa Trung Hải và Ấn Độ, có tác dụng chống viêm rất tốt, được dùng cho các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính.

Cây Nhũ hương phổ biến ở Ấn Độ 

Linh chi

Chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như polysaccharides, triter-penoids (acid ganoderic), ganopoly, lanostan, và germanium (hàm lượng nhiều gấp 18,4 lần nhân sâm). Ngoài ra, linh chi đỏ còn chứa nhiều dược chất thiết yếu khác như các loại vitamin (B, A, C...), carbohydrate, acid amin, protein, steroid, các chất béo, chất xơ, alkaloid... đặc biệt tốt cho hệ tuần hoàn, giúp làm sạch ruột, chống ung thư và ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp cơ thể tráng kiện.

Cam thảo - phương thuốc thảo dược phổ biến ở Việt Nam 

Cam thảo

 Là một phương thuốc thảo dược đối với một số bệnh thông thường như: Cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản. Cam thảo là một loại thuốc long đờm và làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp và do đó dễ dàng tống xuất chúng ra ngoài. Nó cũng có những hiệu quả tương tự trong điều trị các bệnh dị ứng, hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Chiết xuất cam thảo cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và làm giảm đau đầu.  

Khổ sâm

 Có chứa flavonoid, alkaloid, tanin, polyphenol. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Khổ sâm có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn.

Cây Khổ sâm chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 

Gừng

 Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống dị ứng, thể hiện trên tác dụng chống co thắt cơ trơn. Cineol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn. Gừng còn có tác dụng giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.

Tía tô

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm.

Tía tô rất thông dụng trong đời sống thường nhật người Việt 

Ngải cứu

Trong Y học cổ truyền, người ta dùng lá và thân cây ngải cứu khô để đốt và hít khói chữa hen phế quản.

Pulmasol
* Thành phần: L-Carnitine, Boswellia, Khổ sâm, Cam thảo, Linh chi.
* Tác dụng: Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý mạn tính đường hô hấp như suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và một số bệnh lý dị ứng khác.
** Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do Nhà sản xuất/phân phối cung cấp.



Linh Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm