COPD - Diễn tiến âm thầm, hậu quả nghiêm trọng

Căn bệnh này gây ra những tổn thương âm thầm không thể phục hồi với người bệnh và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Dù chưa tìm được hướng điều trị, nhưng hiện nay, trên thế giới đã có những phương pháp làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh.

 

Theo thống kê của Tổ chức GOLD (The Global Initiative for COPD), thế giới có khoảng 65 triệu người mắc COPD; 3 triệu người tử vong mỗi năm do căn bệnh này gây nên. Tại Việt Nam, có khoảng 6 – 10% dân số mắc COPD; 6,7% bệnh nhân COPD tử vong mỗi năm. Độ tuổi mắc bệnh 35 – độ tuổi lao động vàng, trong đó 90% liên quan đến hút thuốc lá. Hiện nay, COPD được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 sau tim mạch, ung thư và tai biến mạch máu não.

Vậy, COPD là gì? Vì sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội?

COPD bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng


Diễn tiến âm thầm

COPD là thuật ngữ viết tắt của từ tiếng Anh: Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) có nghĩa là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh rất thường gặp, yếu tố nguy cơ chính gây bệnh là thuốc lá.

COPD đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi. Thực tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng: viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Trong viêm phế quản mạn tính có hiện tượng viêm và phù lớp lót đường thở làm hẹp và tắc nghẽn đường thở. Viêm cũng kích thích sản xuất chất nhày (đờm) làm tăng tắc nghẽn. Tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là kèm với đờm, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng phổi hơn. Trong khí phế thũng có sự giãn phế nang từ từ không hồi phục do phá hủy thành giữa các phế nang. Phá hủy thành phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi nói chung. Mất tính đàn hồi làm xẹp tiểu phế quản, tắc nghẽn đường thở ra khỏi phế nang. Khí bị “nhốt” trong phế nang làm giảm độ giãn của phổi trong lần thở tiếp theo, làm giảm lượng khí hít vào. Kết quả là khí vào phổi được trao đổi ít hơn. Hơn thế nữa, việc trao đổi khí CO2 và O2 giữa khí trời và máu trong mao mạch diễn ra qua thành mỏng của phế nang, phá hủy thành phế nang làm giảm lượng mao mạch cần cho sự trao đổi khí. Điều này làm giảm thêm khả năng trao đổi khí. Khí phế thũng làm hoạt động thở không hiệu quả do phải tăng thêm năng lượng và gắng sức đẩy khí trong phổi làm xẹp đường thở. Hơn nữa, do giảm dung tích khí trao đổi mỗi lần thở (do xẹp tiểu phế quản và mất mao mạch) nên phải thở nhanh hơn.

Hơn 90% trường hợp mắc COPD tại Hoa Kỳ là do hút thuốc. Hút thuốc ở người mắc COPD có tỷ lệ chết cao hơn người mắc COPD không hút thuốc.Những người này cũng thường có các triệu chứng hô hấp hơn (ho, thở hụt hơi...) và hay bị mất chức năng phổi hơn những người không hút thuốc. Ảnh hưởng củahút thuốcthụ động hay ‘hút thuốc thứ cấp’ trên phổi không được biết rõ, tuy nhiên các bằng chứng đã chỉ ra rằng nhiễm trùng và các triệu chứng hô hấp thường gặp hơn ở trẻ em sống trong nhà có người lớn hút thuốc. Hút thuốc lá gây tổn thương phổi bằng nhiều cách. Tác động kích thích của thuốc lá thu hút các tế bào đến phổi làm tăng phản ứng viêm. Hút thuốc lá cũng kích thích các tế bào viêm giải phóng elastase, một enzyme phá vỡ các sợi chun trong mô phổi. Ô nhiễm không khí có thể gây các vấn đề của bệnh nhân bệnh phổi. Ô nhiễm nghề nghiệp như cadmium và silica làm tăng nguy cơ COPD.Những người có nguy cơ ô nhiễm nghề nghiệp dạng này gồm công nhân khai thác than đá, công nhân xây dựng, công nhân thép, công nhân bông...

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nguy hiểm này


Một nguyên nhân khác được chứng minh rõ ràng có gây COPD là khiếm khuyết alpha-1 antitrypsin (AAT). Khiếm khuyết AAT là một rối loạn di truyền hiếm gặp chiếm khoảng 1% COPD. Chức năng phổi hoạt động bình thường nhờ các sợi chun – gồm một protein có tên là elastin - bao quanh đường thở và thành phế nang. Enzyme elastase hiện diện ở phổi bình thường (và tăng lên ở những người hút thuốc) có thể phá vỡ elastin và pháhủy đường dẫn khí cùng phế nang. Alpha-1 antitrypsin (AAT) (được gan sản xuất và giải phóng vào máu) có mặt trong phổi bình thường có thể ngăn chặn tác dụng tổn thương của elastase trên elastin. Thiếu men này gây ra khí phế thũng ở tuổi 30 hay 40. Hút thuốc là yếu tố thúc đẩy sự phá hủy và kết quả là làm khởi phát COPD sớm hơn.

Không thể điều trị khỏi hoàn toàn

Triệu chứng điển hình của COPD là ho mạn tính, khạc đờm và khó thở, tức ngực. Người mắc COPD thường bị ho liên tục và dai dẳng, ho có sản sinh nhiều chất nhầy. Ho và khạc đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể để chống lại tình trạng tắc nghẽn đường thở. Bệnh nhân COPD cũng ở tình trạng tức ngực và khó thở thường xuyên. Khó thở trong COPD là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ. Ở giai đoạn nhẹ, khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, vận động thể lực mạnh (leo cầu thang, đi bộ dường dài, mang vác nặng…). Khi bệnh tiến triển nặng thêm người bệnh khó thở ngay cả trong những hoạt động hàng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi).

COPD là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm và diễn tiến âm thầm. Đa phần bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở tình trạng nặng, chức năng hô hấp đã mất rất nhiều. Hiện nay, các thuốc điều trị COPD chủ yếu là các thuốc giãn phế quản (loại có tác dụng kéo dài được dùng ngày càng nhiều), các glucocorticoid (ưu tiên dạng ít), kháng sinh, thuốc long đờm, vaccin phòng cúm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả điều trị của các chất chống oxy hóa trong việc giảm số lần xuất hiện của đợt cấp. Nhiều bác sỹ đã chỉ định bệnh nhân sử dụng các chất chống oxy hóa để dự phòng đợt kịch phát.

Người mắc COPD phải sống chung với bệnh cả đời, đồng nghĩa với việc phải sự dụng thuốc liên tục. Thêm vào đó nhiều bệnh nhân còn phải nhập việc điều trị trong các đợt cấp có nhiễm trùng phổi – phế quản, suy hô hấp cấp, suy tim cấp...

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh mà chỉ là điều trị bảo tồn phổi, giảm các triệu chứng của bệnh cho bệnh nhân COPD


Vì vậy, COPD là căn bệnh gây nhiều tốn kém cho bệnh nhân bởi chi phí điều trị rất cao. Khuyến cáo được đưa ra là: Phát hiện sớm bệnh để phòng ngừa, điều trị bảo tồn phổi tốt bằng các đợt khám bệnh định kỳ với những người có nguy cơ cao.

Phòng ngừa với thảo dược

Một trong những hướng điều trị hiện nay đang được các bác sỹ quan tâm trong việc phòng ngừa và điều trị bảo tồn cho bệnh nhân COPD là dùng các loại thảo dược đã được chứng minh công dụng trong việc điều trị các bệnh phổi. Việc kết hợp các hoạt chất tốt trong những loại thảo dược này cùng các hoạt chất được có tác dụng chống oxy hóa hiện nay sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe đường hô hấp, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh hoặc khắc phục các yếu tố nguy cơ mắc COPD… Mặc dù, chưa có những đánh giá chính thức, những nghiên cứu có đối chứng về hiệu quả của những sản phẩm thảo mộc này, nhưng những ghi nhận hiệu quả trong hỗ trợ điều trị của cá nhân các bác sỹ cũng đem lại hy vọng cho bệnh nhân COPD của Việt Nam cũng như thế giới hiện nay.

Bảo Khí Khang là sản phẩm kết hợp độc đáo từ các thành phần thảo dược tự nhiên (cao Cốt khí củ, cao Lá hen, cao AntidiCOPD) cùng các chất bổ sung (L-Carnitine fumarate, Acid alpha Lipoic, magne) có tác dụng tăng cường sức khỏe đường hô hấp (giảm hiện tượng ứ máu phổi, thiếu oxy, tăng cường cung cấp năng lượng tế bào); giảm nhanh các triệu chứng trong bệnh COPD (giảm ho, dễ khạc đờm, dễ thở…); khắc phục các yếu tố nguy cơ mắc COPD đặc biệt là hiện tượng stress oxy hóa; giúp giảm tần suất, mức độ của đợt cấp và biến chứng của COPD. Sản phẩm được khuyến cáo sử dụng với những bệnh nhân/người có nguy cơ mắc COPD, người bị hen, viêm phế quản mạn tính hoặc khó thở do mắc các bệnh đường hô hấp khác: viêm phổi, viêm phế quản co thắt…

 

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp