Thay đổi thói quen tiêu dùng với thực phẩm là bước đi đầu tiên để bảo vệ sức khỏe
Tháng An toàn thực phẩm 2017: Xử lý dứt điểm việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi
Hãy liên hệ ngay với đường dây nóng nếu thấy ở đâu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Giải pháp nâng cao quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi
“Một cốc nước hay một bát phở sáng thôi mà!” Hoặc, “ôi, thời gian đâu mà nấu nướng, mua tạm thức ăn/nước uống đường phố/đồ ăn chế biến sẵn vậy!", bạn dễ dàng tặc lưỡi như vậy
Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy!
Theo ý kiến của GS.TSKH Hoàng Tích Huyền, các yếu tố như vi sinh vật hay độc tố tự nhiên trong thực phẩm rất dễ dàng “phát tác” trong môi trường tự nhiên và trở thành những mối nguy hại tới sức khỏe cộng đồng. Và điều quan trọng rằng, nhiều người tiêu dùng đang “tự rước” những nguy cơ này vào cơ thể mình chỉ bởi thói quen tiêu dùng nhanh, nhất là trong việc lựa chọn đồ ăn – thức uống, thực phẩm chế biến sẵn vỉa hè “tiện mà không lợi”. Bạn hãy tưởng tượng thế này: Thực phẩm chế biến sẵn được bày bán ở vỉa hè, chỉ cần “hứng” bụi đường phố tung lên khi có xe hoặc người đi bộ ngang qua đã bẩn đến mức nào. Chưa kể, bày bán ở vỉa hè đồng nghĩa với việc không che chắn, bảo quản đúng cách, phơi nắng, phơi bụi trực tiếp,… rất dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm bị biến chất, tạo nên những độc tố, xâm nhập vào cơ thể, tích lũy dần dần rồi gây bệnh.
Điều này rất dễ nhận thấy, nhưng bạn đã bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: “Biết vậy rồi mà sao vẫn chọn?”
Cũng theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng thì việc thay đổi thói quen tiêu dùng nhanh trong việc lựa chọn thực phẩm – đồ ăn – thức uống… chính là giải pháp cơ bản nhất để ngăn chặn tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn không tiếp tục dễ dãi trong các lựa chọn của mình, không “chặc lưỡi” trước một cốc nước trà chanh hay một bát bún, một ổ bánh mỳ vỉa hè dễ dàng tưởng tượng ra cảnh “lúc nhúc” vi khuẩn gây bệnh, học cách “nói không” với những quán hàng mất vệ sinh, người bán hàng thiếu trách nhiệm thì bạn không chỉ ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân mình, mà còn góp phần đẩy lùi tình trạng mất an toàn thực phẩm – đồ uống, một vấn nạn thực sự của xã hội hiện đại.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì chia sẻ một bí quyết rất đơn giản: “Nhất quyết “nói không” với những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ là việc đơn giản nhất những cũng lại là việc khó khăn nhất bạn cần làm". Ví dụ, thay vì lựa chọn một cốc nước giải khát vỉa hè mà bạn không thể kiểm tra được nguồn nguyên liệu thảo dược, nguồn nước chế biến, vấn đề vệ sinh của người bán hàng hay đơn giản là một cục nước đá họ bỏ vào có thực sự sạch hay không thì bạn có thể lựa chọn một chai hay lon nước có các chỉ số tiêu chuẩn chất lượng, có hạn sử dụng rõ ràng. Hay thay vì mua thực phẩm trôi nổi ở chợ cóc, bạn có thể đặt hàng từ các nhà cung cấp đảm bảo các loại giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
Bạn cũng có thể biện minh rằng: Làm sao mà tin được vào các loại giấy chứng nhận, khéo rồi lại tiền mất tật mang... Nhưng, thà đặt niềm tin có vẻ mong manh vào một cơ sở (có vẻ) uy tín, còn hơn tặc lưỡi lựa chọn những thực phẩm mà bạn biết rõ chúng có nguy cơ mất an toàn rất cao.
Một mùa Tết lại đã sắp đến rồi, bạn có tiếp tục dễ dãi với sức khỏe của chính mình nữa không?
Bình luận của bạn