Giải pháp nâng cao quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi

Theo các chuyên gia, quản lý an toàn thực phẩm cần phải thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Xuất khẩu thực phẩm sạch, nhập khẩu thực phẩm bẩn

Hơn 3 triệu tấn thực phẩm đông lạnh bị vứt đi vì hiểu lầm

Thực phẩm sạch cũng gây ngộ độc chỉ vì đông lạnh không đúng cách

Từ 1/7, người bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt tới 20 năm tù

Đó là những ý kiến được đưa ra trong Hội thảo "Nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức vào sáng 15/7 tại Hà Nội. 

Tại buổi hội thảo, hầu hết các ý kiến cho rằng, quản lý an toàn thực phẩm cần phải thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nguyên nhân thực phẩm không an toàn là do việc quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ thực phẩm; nhận thức và ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe…Ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam phân tích:

“Cần nâng cao đạo đức kinh doanh, tuyên truyền từng hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm an toàn, bên cạnh đó là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…để ngăn chặn tình trạng trên cùng một vườn rau: một luống trồng để mình ăn, còn luống khác phun thuốc để bán”.

Ông Phạm Xuân Đương - Phó Trưởng ban kinh tế TW cho rằng an toàn thực phẩm là vấn đề cốt lõi của nông nghiệp trong hội nhập

Theo các đại biểu, mặc dù có sự tham gia nhiều bên nhưng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thời gian qua vẫn chưa đem lại hiệu quả cao như: các quy chuẩn kỹ thuật chưa được rà soát kịp thời, đầy đủ. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tràn lan, rất khó quản lý. Việc thanh tra chuyên ngành chưa gắn với cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn với cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn về tiềm ẩn an toàn thực phẩm…Hướng đến mục tiêu xây dựng nông nghiệp an toàn, loại bỏ “thực phẩm bẩn” ra khỏi xã hội, cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng chuỗi sản phẩm sạch. Ông Phạm Xuân Đương – Phó Trưởng ban kinh tế TW cho rằng, việc gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc lớn và vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:

“Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những rà soát, đánh giá tổng thể, nhận diện các vấn đề cốt lõi, tiềm ẩn và hiện hữu, các nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng mất an toàn thực phẩm, từ đó có những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trên thực tế trong ngắn hạn và lâu dài”.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Agribank và Tập đoàn Vingroup trong phát triển chuỗi nông sản, thực phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người dân cả nước.

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn