Phải làm sao khi cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém?
Không nên uống nước vào 4 thời điểm này trong ngày
Người bệnh Parkinson khởi phát sớm nên bổ sung vitamin B3
Bổ sung nhiều vitamin D giúp tăng cường cơ bắp
Vitamin B có thể cải thiện các triệu chứng tâm thần phân liệt
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ được được từ thực phẩm, bao gồm: Cách sơ chế, chế biến; Sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung nào đó; Tuổi tác; Tình trạng sức khỏe; Thời điểm trong ngày; Các thực phẩm khác ăn cùng một lúc…
Trong nhiều trường hợp, loại thực phẩm bạn ăn lại chẳng thể cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất mặc dù ngay bản thân nó đã được chứng minh là dồi dào vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Điều đó xảy ra khi mà loại thực phẩm này được sinh trưởng trong cá điều kiện khác nhau, tùy thuộc vào giống, thời tiết, chế độ chăm sóc, điều kiện bảo quản và các biến đổi tự nhiên.
Ví dụ, rất nhiều dữ liệu báo cáo rằng một quả chuối kích thước trung bình chứa 422mg kali - con số này chỉ là trung bình từ 14 mẫu lựa chọn. Phạm vi thực tế của liều lượng kali được tìm thấy trong những mẫu là 364mg đến 502mg/quả. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm hữu cơ cũng sẽ cao và chất lượng hơn các thực phẩm được sinh trường trong các điều kiện thông thường.
Điều đó có nghĩa là rất khó để bạn biết được bản thân đang nhận được đủ chất dinh dưỡng hay chưa? Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giúp cơ thể hấp thụ gần như tối đa các dưỡng chất từ thực phẩm ăn vào nhờ:
1. Enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa (men tiêu hóa) bao gồm amylase, lactase, lipase và protease, được sản xuất trong đường tiêu hóa. Nhiệm vụ chính của chúng là chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng.
Mặc dù enzyme tiêu hoá được sản xuất trong cơ thể, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy chúng trong các thực phẩm chứa qua chế biến, thực phẩm tươi sống như bromelain (enzyme có trong dứa) và papain (enzyme có trong đu đủ). Bạn cũng có thể bổ sung enzyme tiêu hóa từ các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung .
2. Probiotics
Lợi khuẩn probiotics có thể sản xuất nhiều loại enzyme khác nhau, bao gồm các loại có thể giúp tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Probiotics có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng và thực phẩm lên men như: Kefir, kim chi, dưa muối, bắp cải muối, sữa chua, tempeh, kombucha...
3. Kết hợp giữa các thành phần
Nếu bạn kết hợp các loại thực phẩm nhất định với nhau, bạn có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cụ thể.
Ví dụ:
Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C có thể tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt, đặc biệt là từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Sắt được hấp thu tốt hơn nếu bạn uống nước cam vào bữa ăn sáng có ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc một ít nho khô.
Vitamin B được hấp thu tốt hơn khi chúng được tiêu thụ cùng với vitamin C và chất béo trong các bữa ăn hàng ngày.
Dầu dừa giúp hấp thu chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác…
4. Prebiotics
Prebiotics là chất xơ không hòa tan mà cơ thể con người không thể tiêu hóa được. Tuy nhiên, nó lại là “siêu thực phẩm” hoặc chất dinh dưỡng cho lợi khuẩn probiotics trong đường ruột của bạn. Do đó, prebiotics kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của probiotics và làm cho cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hơn.
Bạn có thể bổ sung thêm prebiotics bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi giàu chất xơ hòa tan, như: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau chân vịt, củ cải, rau lá xanh đậm, tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây và chuối.
5. Gel nha đam (lô hội)
Trong một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học California, Davis (Mỹ), các nhà nghiên cứu đánh giá việc tiêu thụ gel nha đam trên những tình nguyện viên khỏe mạnh có tiêu thụ 500mg vitamin C và 1mg vitamin B12 mỗi ngày và thấy rằng: Cơ thể hấp thu được hàm lượng lớn từ 2 loại vitamin này, cũng có sự tăng khả năng sinh học và khả năng chống oxy hóa.
Bình luận của bạn