Nuôi bò sữa 10 năm, lời cả chục nghìn tỷ đồng

Chính phủ đợi 10 năm thoái vốn nhà nước tại Vinamilk sẵn sàng tham gia TPP

Vinamilk đưa "Tự hào hàng Việt" tới Nghệ An

Vinamilk tận tâm vì mầm non tương lai Việt Nam

Vinamilk: Kiện toàn bộ máy lãnh đạo để phát triển

Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinamilk: "Quyết đoán nhưng không độc đoán"

Chính phủ vừa có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về đề án tái cơ cấu SCIC, trong đó trọng tâm là thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp.

Đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán VNM), nơi SCIC đang sở hữu 45,1% cổ phần, tương đương 541,5 triệu cổ phiếu, trị giá 55.233 tỷ đồng (2,47 tỷ đô la Mỹ) theo giá đóng cửa ngày 13/10.

Danh sách thoái vốn: Vinamilk đứng đầu với trị giá 2,47 tỷ USD

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là động thái hợp lý nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút thêm vốn đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cam kết mở cửa thị trường khi tham gia TPP.

Hơn nữa, việc thoái vốn nhà nước khỏi Vinamilk và những doanh nghiệp khác đồng thời sẽ giúp ngân sách cải thiện nguồn thu, bù đắp bội chi, giảm tỷ lệ vay nợ nước ngoài. 

Vinamilk - “bò sữa tỷ đô” của Việt Nam

Từ nhiều năm nay, ngành sữa đã luôn là lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Kể từ khi cổ phần hóa, Vinamilk ngày càng kinh doanh hiệu quả, đóng thuế năm sau cao hơn năm trước (tính đến năm 2014, công ty đã nộp ngân sách tổng cộng 19.000 tỷ đồng). Chính vì vậy, việc Nhà nước thoái vốn ở Vinamilk nhận được sự đồng thuận đa số.

Theo một quan chức Bộ Tài chính, doanh nghiệp nào cũng làm ăn được như Vinamilk, hẳn ngân sách nhà nước đã không đến nỗi phải “giật gấu vá vai” đến vậy. Năm 2006, Nhà nước sở hữu 50,01% cổ phần Vinamilk, trị giá khoảng 3.900 tỷ đồng. Đến nay, chưa đầy 10 năm, Nhà nước nắm trong tay số tiền gấp hơn 14 lần. Nếu tính cả số cổ tức mà Nhà nước đã nhận được gần 9.000 tỷ đồng nữa, thì số vốn mà Nhà nước đã bỏ vào Vinamilk sinh lời siêu lợi nhuận 16,5 lần.

SCIC thừa nhận Vinamilk là “con gà đẻ trứng vàng” cho tổng công ty. Bởi lẽ, chỉ trong vòng một thập kỷ, SCIC thu được 21.000 tỷ đồng cổ tức từ phần vốn Nhà nước (theo số liệu của SCIC), thì phần đóng góp của Vinamilk chiếm 43%. Giá trị vốn hóa phần vốn nhà nước của tất cả các công ty mà SCIC đang quản lý hiện nay khoảng 73.000 tỷ đồng, trong đó 75% thuộc về giá trị vốn hóa số vốn ở Vinamilk.     

Nhiều giá trị nhận được từ “bò”

Với nguồn tiền thu từ Vinamilk, ngân sách có thể sử dụng cho những mục tiêu an sinh xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục... với ý nghĩa lớn lao hơn nhiều. Đầu tư và thoái vốn ở Vinamilk là dẫn chứng sinh động cho thấy Nhà nước không cần phải trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực, mà chỉ cần tạo sân chơi bình đẳng, môi trường pháp lý đầy đủ, giúp doanh nghiệp chủ động, tự bươn chải, làm giàu cho đất nước và cho chính bản thân.

Theo bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành Vinamilk, thông tin Nhà nước sẽ thoái hết vốn ở Vinamilk sẽ được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm bởi đây là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, quản trị tốt.

“Việc bán vốn như thế nào là quyền của Nhà nước. Tuy nhiên, quan điểm của Vinamilk là cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất cho Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho mọi nhà đầu tư tham gia”, bà Hương khẳng định.

Như vậy, câu chuyện thoái vốn Vinamilk cho thấy bước đi đúng đắn và cần thiết sẵn sàng cho TPP – cuộc chơi vốn không có sự độc quyền hay sự bảo hộ cạnh tranh trong ngành sữa nói riêng và các ngành theo cam kết giữa các nước nội khối nói chung.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng