Có phải người tiêu dùng “thiếu thông minh” khi đâm đầu vào rượu methanol?
Sữa không phải là thực phẩm thì là gì?
Địa phương làm gì mà để cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm nhiều thế?
Khoa học chứng minh: 5 cách giúp phụ nữ kéo dài tuổi thọ
Hà Tĩnh: Giật mình mục sở thị cơ sở sản xuất rượu “nhiều không”!
Rượu nấu thủ công được đa phần người tiêu dùng sử dụng như 1 thói quen khó bỏ. Ai từng ngồi các quán bình dân (thậm chí là quán cao cấp), gọi 1-2 chén rượu đến vài chai rượu đều đã quen với điệp khúc được các chủ quán “tua” đến nhuần nhuyễn khi bị hỏi về nguồn gốc rượu: “Rượu của người quen cất đấy”; Hay thậm chí là: ‘Rượu do nhà tự nấu”’ “Rượu đảm bảo ngon”…
Tức là các chai rượu được bán ở các quán bình dân đều được khẳng định là có nguồn gốc! Một huyện ở Hà Nội mới đây báo cáo có ít nhất 500 cơ sở sản xuất rượu thủ công. Đa phần đều không phép. Rượu xuất xứ từ các cơ sở này có bị coi là không có nguồn gốc? Hay quan trọng hơn là rượu có được sản xuất bởi cơ sở có đảm bảo hay không?
Một lần đi thị sát 1 cơ sở nấu rượu gây ngộ độc, người viết được chia sẻ về cách nấu rượu thể nào để thu được nhiều rượu nhất. Người ta cho vào đó ít… hóa chất đặc biệt để cô đặc được nhiều. Uống thứ rượu đó, ít thì người uống bị đau đầu. Còn nhiều thì…
Như vậy, công tác kiểm soát chất lượng rượu mới cần. Không phải đến khi có hàng loạt người nhập viện vì ngộ độc methanol vừa qua thì người ta mới cảnh báo về chất lượng rượu. Nhưng kiểm soát nó thế nào cho hiệu quả thì vẫn bị bỏ lửng quá lâu.
Đau cái là toàn người… mình hại mình!
Thực trạng tương tự với rất nhiều loại thực phẩm khác.
Người dân ăn cá ure, ăn rau dầu nhớt, uống trà phân lân!
“Giờ mỗi lần nhìn vào mâm cơm từ món chính, món phụ cho đến hoa quả tráng miệng mà thấy lạnh người và bất an vì toàn phải ăn thứ độc hại”, một vị quan chức ngành nông nghiệp từng đau khổ thừa nhận như thế.
Nhưng ông bỏ sót vì đến đồ uống cũng bị!
Và còn nhiều thứ độc hại khác ngoài thực phẩm!
Bình luận của bạn