Curcumin - "tinh chất vàng" còn bị lãng phí


TS Phạm Đình Tỵ được đào tạo chuyên ngành Hóa phân tích tại CHDC Đức (cũ). Luận văn Tiến sỹ của ông thực hiện tại Viện Hàn lâm khoa học Đức với đề tài Nghiên cứu hóa sinh cây thuốc dân tộc và đã tìm ra 5 chất mới trong cây thuốc Ngũ gia bì của Việt Nam. Về nước, ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa học & Hợp chất thiên nhiên. Ngay từ những ngày đầu về nước, ông đã quan tâm đến củ nghệ, vốn được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa dạ dày, tiết niệu, trị vết thương...

Năm 1842, Vogel đã công bố với thế giới về hoạt chất curcumin chiết tách từ củ nghệ vàng đem lại những giá trị to lớn trong điều trị ung thư. 100 năm sau, một phòng thí nghiệm tại Đức mới chiết tách được nó. Tại Việt Nam, những năm 1970 GS Phan Tống Sơn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng công bố chiết tách được hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong phòng thí nghiệm. Nhưng từng đấy năm, nó vẫn nằm trong phòng thí nghiệm với cách thức chiết xuất sắc ký quen thuộc. “Tôi nghĩ rằng, đó là một sự lãng phí một hoạt chất quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Nên tôi nhận đề tài: Chiết xuất hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng (Curcuma Longa L) dù biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, TS Tỵ cho biết.

“Phải nói rằng, cái may mắn của tôi là thế giới có 15 loài nghệ thì ở Việt Nam có 14 loài, với hàm lượng 0,3% hoạt chất curcumin trong đó. Việc chiết tách bằng sắc ký nhiều người đã biết, nhưng cái khó là làm sao chiết xuất trên dây chuyền công nghiệp với giá thành hợp lý với điều kiện Việt Nam. 15 năm nghiên cứu, với không ít thất bại, chúng tôi đã có một dây chuyền chiết xuất tinh chất curcumin với độ tinh khiết đạt đến 92 – 95% (cao hơn mức công bố của Tổ chức Y tế Thế giới – 90%)”.

Kết quả nghiên cứu của TS Phạm Đình Tỵ và cộng sự được khẳng định năm 1997 và công bố chính thức tại Hội nghị Hóa học toàn quốc vào tháng 8/1998. Và đến tháng 10/2000, tại Hội nghị Khoa học Châu Á về cây thuốc lần thứ X diễn ra tại Dhaka (Bangladesh), TS. Phạm Đình Tỵ tham dự với tư cách người có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển cây thuốc chữa bệnh. Hoạt chất Curcumin của Viện Hóa học & Hợp chất thiên nhiên đã được Bộ Y tế kiểm định, cấp giấy chứng nhận: Đạt tiêu chuẩn cơ sở, tương đương tiêu chuẩn quốc tế JECFA. Nó cũng đã được Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) kiểm tra “Độ an toàn và hiệu lực”, khẳng định liều độc LD50 ≥8g/Kg thể trọng, có nghĩa là không có độc tính.



Hiện, bột đường tinh nghệ đã được đăng ký chất lượng tại Sở Y tế Hà Nội với cái tên Thực phẩm chức năng (TPCN) tinh nghệ Thiên Lộc (sản phẩm này do chính TS Phạm Đình Tỵ sản xuất và lưu hành). Bước đầu đã có nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh viêm đại tràng, dạ dày, thiểu nǎng gan, mật, sử dụng tinh bột nghệ hỗ trợ điều trị có chuyển biến tích cực rất rõ rệt. Đặc biệt, một số bệnh nhân ung thư, sau khi kết hợp hỗ trợ điều trị bằng tinh nghệ, khối u ác tính đã bị thu hẹp, thể trạng tốt hơn...

Tuy nhiên, TS Phạm Đình Tỵ vẫn chia sẻ tâm tư rằng: “Kết quả của 15 năm nghiên cứu về hợp chất curcumin dù không bị cất trong ngăn tủ nhưng cũng chưa được sử dụng hết những công dụng của nó. Tôi luôn mong muốn có thể chuyển giao thành công kết quả nghiên cứu này cho một đơn vị sản xuất chuyên nghiệp, để sản phẩm có thể đến được với nhiều người bệnh, người tiêu dùng quan tâm đến nó hơn nữa”.


Tinh nghệ Thiên Lộc

Ngoài tinh chất curcumin, Tinh nghệ Thiên Lộc còn chứa các hoạt chất khác cũng khá nổi tiếng như ZRB (Zerumborn), PMCACE (Parame thoxy-cinnamic-axit-etylester) có mặt trong các cây thuốc dân tộc gừng gió, gừng tía, địa liền, nghệ đen, nghệ thơm, giềng… nói chung là của họ nhà gừng Zingiberaceae. Các hoạt chất này cũng đã được khoa học thừa nhận có khả năng hủy diệt tế bào ung thư ở những mức độ khác nhau, trợ thủ đắc lực cho hoạt chất chính (vị quân) curcumin.




anhvan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất