Tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia) có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tinh dầu tràm trà có thể thay thế thuốc kháng sinh?
Bạn đã biết cách dùng tinh dầu khuynh diệp để giảm đau đầu, đau tai?
10 lợi ích của tinh dầu khuynh diệp bạn không nên bỏ qua
Infographic: 5 loại tinh dầu trị nấm da chân tự nhiên ngay tại nhà
Lợi ích
Ngày nay, người ta sử dụng tinh dầu tràm trà để điều trị một loạt các rối loạn về da như chàm (eczema).
Mặc dù có rất ít nghiên cứu cụ thể về tinh dầu tràm trà như một liệu pháp cho bệnh chàm, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết rằng các đặc tính của nó có thể cải thiện các vấn đề trên da rất hiệu quả. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy rằng tinh dầu tràm trà có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm hơn so với phương pháp điều trị tại chỗ như bôi oxide kẽm hoặc Ichthammol.
Tinh dầu tràm trà - giải pháp tự nhiên cho bệnh nhân bị chàm/eczema
Những lợi ích tiềm năng khác của tinh dầu tràm trà cho bệnh chàm bao gồm:
1. Giảm viêm
Tinh dầu tràm trà chứa hợp chất terpinen-4-ol. Hợp chất này có đặc tính kháng viêm, có thể giúp làm giảm bớt một số mẩn đỏ, kích thích và sưng nên rất phù hợp trong điều trị chàm.
2. Chữa lành vết thương
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Alternative of and Complementary Medicine, tinh dầu tràm trà làm giảm thời gian lành bệnh cho những người bị thương do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus.
Tuy nhiên, nghiên cứu này khá nhỏ và cần phải đào sâu hơn để kiểm tra khả năng chữa lành vết thương của tinh dầu tràm trà.
3. Giảm phản ứng dị ứng
Một nghiên cứu cho thấy rằng các dùng tinh dầu tràm trà liều cao có thể giúp làm giảm phản ứng quá mẫn của da với niken ở những người bị dị ứng niken.
Chàm đôi khi được kích hoạt hoặc gây ra bởi các chất gây dị ứng và kích thích da, chẳng hạn như niken.
Tuy nhiên, các ứng dụng có chứa liều lượng tinh dầu tràm trà thấp hơn lại không tạo ra kết quả tương tự
Sử dụng tinh dầu tràm trà liều cao có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên kiểm tra các phản ứng trên da hoặc pha loãng tinh dầu tràm trà trước khi dùng.
4. Chống virus
Tinh dầu tràm trà không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn, mà còn có các đặc tính kháng virus. Nó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phát triển nếu vùng da chàm bị vỡ hoặc xước.
5. Giảm gàu
Tinh dầu tràm trà có đặc tính chống nấm giúp giảm hoạt động của các loại nấm men cụ thể, chẳng hạn như những loại gây gàu hoặc viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã là dạng mạn tính của bệnh chàm.
Tinh dầu tràm trà cũng được sử dụng để điều trị nấm móng tay, chân.
6. Giảm ngứa
Da ngứa là triệu chứng thường gặp của bệnh chàm và tinh dầu tràm trà có thể giảm ngứa, đặc biệt là ngứa trên da đầu.
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà
Bạn không nên sử dụng tinh dầu tràm trà lên tất cả vùng da của cơ thể. Nếu thoa lên da mặt, hãy sử dụng các sản phẩm được thiết kế đặc biệt cho da mặt, da đầu hoặc vùng mắt. Bởi lẽ, các vùng da này rất nhạy cảm và dễ kích ứng.
Nếu sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất, điều quan trọng là bạn chỉ nên trộn một vài giọt tinh dầu này với 1 thìa canh dầu nền, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
Tốt nhất, nên bôi một lượng nhỏ tinh dầu tràm trà lên một vùng da nhỏ và đợi 24 giờ. Nếu không có phản ứng bất lợi nào sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng nó an toàn trên vùng da khác.
Tốt nhất, bạn nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà để đảm bảo nó sẽ không tương tác bất lợi với các phương pháp điều trị chàm khác.
Tác dụng phụ
Tinh dầu tràm trà có thể rất mạnh nếu không pha loãng. Tuy nhiên, tinh dầu này thường được bán ở nồng độ thấp (khoảng 5%) và tác dụng phụ thường liên quan đến việc sử dụng nồng độ cao hơn.
Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Phát ban da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc; Khô da; Ngứa; Kích ứng da; Sưng tấy.
Sử dụng tinh dầu tràm trà ở nồng độ 5% hoặc ít hơn ít có khả năng gặp những tác dụng phụ này.
Tuy nhiên, nếu bạn bị phát ban trên da sau khi áp dụng tinh dầu tràm trà, nên ngừng sử dụng sản phẩm và tham vấn bác sỹ.
Bình luận của bạn