Tinh dầu tràm trà được biết đến với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ
Dùng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận?
Probiotics có thể bảo vệ gan khỏi tác hại của thuốc kháng sinh
Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, cần biết rõ tác dụng phụ đáng sợ của nó
Bị ho lâu ngày có nên uống thuốc kháng sinh không?
Nhiễm khuẩn biofilm rất nguy hiểm
Vấn nạn kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên nguy hiểm khi các “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng thuốc ngày càng phát triển mạnh mẽ. Riêng ở Mỹ - đất nước có nền y tế phát triển, mỗi năm, có đến 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và hầu hết các ca nhiễm khuẩn này xảy ra ở bệnh viện.
GS. Mohan Jacob tới từ tại Đại học James Cook (Queensland, Australia) giải thích rằng một số lượng lớn các vi khuẩn này được tìm thấy trên “màng sinh học” (Biofilm) hình thành trên các thiết bị y tế.
Nhiễm khuẩn biofilm là mối quan ngại lớn cho sức khỏe
Ở Mỹ, khoảng 17 triệu ca nhiễm khuẩn liên quan đến biofilm mới được báo cáo hàng năm, dẫn đến khoảng 550.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Có khoảng 80% các ca nhiễm khuẩn liên quan đến phẫu thuật trên toàn thế giới có thể có mối quan hệ với sự hình thành biofilm.
Vì vậy, trong bối cảnh này, cần có cách nào đó để ngăn chặn hình thành biofilm trên các thiết bị y tế mà không dựa vào thuốc kháng sinh.
Hy vọng mới từ tinh dầu tràm trà
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra thực vật tự nhiên sản xuất ra các phân tử kháng khuẩn và họ đã sử dụng công nghệ nano để khai thác sức mạnh của những hợp chất này nhằm tạo ra lớp phủ kháng khuẩn. Các hợp chất thực vật được gọi là các chất chuyển hóa thứ cấp thực vật (PSM) vì chúng không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cây trồng.
Tuy nhiên, một thách thức lớn trong việc tạo ra lớp phủ kháng khuẩn từ các PSM là việc chuyển đổi trạng thái lỏng tự nhiên của các hợp chất thành trạng thái rắn mà không làm mất đi tính chất kháng khuẩn.
Tinh dầu tràm trà chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia)
Tin vui là nhóm các nhà nghiên cứu do GS. Jacob dẫn đầu đã tìm ra cách biến PSM thành lớp phủ sinh học cho các thiết bị y tế. Nhóm nghiên cứu đã biến tinh dầu tràm trà/tea tree oil (Melaleuca alternifolia) lỏng thành lớp phủ rắn.
Để hiểu rõ hơn PSM là gì, GS. Jacob giải thích: “Chúng bắt nguồn từ những thứ như tinh dầu và chiết xuất thảo dược có các hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng tương đối mạnh. PSM là một nguồn năng lượng tái tạo có chi phí thấp, vó sẵn với số lượng lớn với độc tính giới hạn. So với thuốc kháng sinh tổng hợp, chúng có khả năng, các cơ chế khác nhau để chống lại vi khuẩn”.
Kateryna Bazaka - đồng tác giả của nghiên cứu này cũng giải thích thêm về quy trình biến PSM lỏng thành lớp phủ polyme rắn.
Theo đó, polyme (như cao su tự nhiên, cellulose, hoặc teflon và polyurethane) do con người tạo ra được đặc trưng bởi cấu trúc giống như chuỗi. Người ta đã sử dụng các kỹ thuật tăng cường plasma trong một lò phản ứng có chứa hơi tinh dầu ngưng đọng (cụ thể là tinh dầu tràm trà). Khi hơi ngưng động này tiếp xúc với chất phóng xạ, chúng được biến đổi và lắng xuống trên bề mặt của một chất cấy như lớp phủ hoạt tính sinh học rắn. Đặc biệt, chúng có tính chất kháng khuẩn rất tốt.
Ưu điểm chính của phương pháp này là việc không sử dụng các hóa chất khác, chẳng hạn như dung môi, trong quá trình chế tạo. Nhờ đó, chúng vừa có thể giữ lại các chất độc hại, vi khuẩn trong lớp phủ để ngăn chúng gây nhiễm trùng, vừa thân thiện với môi trường.
Bình luận của bạn