Quảng cáo TPCN thời gian gần đây còn rất nhiều vi phạm
TPCN đứng đầu bảng hàng giả, hàng kém chất lượng bị tịch thu
TPCN giả, kém chất lượng tràn về các tỉnh
Hà Nội: Quá nửa TPCN nhập khẩu vi phạm về chất lượng
TP.HCM: Làm giả TPCN ngày càng tinh vi, phức tạp
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, qua công tác kiểm tra, cho thấy sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực TPCN là: Quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng, công dụng chữa bệnh, giá các loại TPCN do không bị quy định về kê khai giá nên chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá thực tế là rất cao, từ 20 - 200%.
Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đánh giá, việc quảng cáo TPCN trên các phương tiện truyền thông đã chiếm phần chủ yếu trong các giờ vàng, do hoạt động kinh doanh không phụ thuộc nhóm hàng kinh doanh có điều kiện phải cấp phép và việc xin phép sản xuất, kinh doanh rất thuận lợi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua TPCN thông qua quảng cáo và giới thiệu (nhất là những lời quảng cáo TPCN có tác dụng gần như thuốc)...
Đáng chú ý, thống kê của Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội cho thấy chất lượng của TPCN qua giám định của các đợt kiểm tra thấp khi cứ 10 mặt hàng kiểm tra có tới 5 mặt hàng vi phạm về chất lượng như: Chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với công bố; Có sản phẩm không có chất chính; Sử dụng hoạt chất không được phép cho vào trong TPCN; Mua các sản phẩm rời mang về Việt Nam để đóng hộp, đóng lọ không qua kiểm tra chất lượng; Kinh doanh hàng tẩy xóa hạn sử dụng... Ngoài ra, phổ biến các sản phẩm đều có vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, nổi lên hiện nay là việc giả mạo xuất xứ hàng hóa.
Một số vụ điển hình trong năm 2015:
Trong 5 ngày (từ ngày 9 - 13/3) Cục ATTP đã phát hiện và xử phạt đối với 5 cơ sở vi phạm về quảng cáo, kinh doanh TPCN trên phương tiện thông tin đại chúng, xử phạt vi phạm hành chính lên tới 75 triệu đồng. Trong đó, 4 cơ sở nằm trên địa bàn TP. Hà Nội: Công ty Cổ phần Dược Hadico, Công ty TNHH Fansi, Công ty Cổ phần Eulab Holding và Công ty TNHH Chế biến Dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNFood).
Ngày 11/4, Cục ATTP đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 7 trường hợp vi phạm về quảng cáo TPCN, với tổng số tiền xử phạt là 160 triệu đồng. Bao gồm: Công ty TNHH Công nghệ cao Việt Mỹ Liên Thông, Công ty cổ phần Cá sấu Vàng, Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh Gia, Công ty TNHH MTV ĐT và TM Lam Hải, Công ty Cổ phần Dược phẩm 44, Công ty Xuất nhập khẩu Thái Dương, Nhà thuốc Phương Chính.
Gần đây nhất, ngày 25/6 Cục ATTP đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 công ty vi phạm các quy định về ATTP, tổng số tiền phạt là 150 triệu đồng. Trong đó có 4 công ty thuộc địa bàn TP. Hà Nội: Công ty Cổ phần Dược thảo Phúc Vinh, Công ty TNHH TM Bảo Bình An, Công ty TNHH Y Dược Đại An và Công ty TNHH Thương mại Hồng Vỹ.
Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, cùng với việc xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục ATTP đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, thu hồi tờ rơi quảng cáo vi phạm; Đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
Bình luận của bạn