- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
- Bệnh cảm cúm
Cảm cúm sẽ để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ khi cha mẹ không chăm sóc đúng cách
Làm thế nào để biết được bé đang bị cảm cúm?
Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh
Hiểu con, hiểu từ hơi thở!
ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô
Vì sao trẻ em dễ bị cảm cúm?
Tiết trời mùa hè dù không lạnh nhưng cũng không mấy dễ chịu, nhất là với trẻ em. Thay đổi thời tiết làm cho bé dễ bị cúm. Tình trạng con sụt sịt, mè nheo và nhõng nhẽo vì khó chịu khi bị cúm cũng làm cho mẹ thấy sốt ruột và lo lắng vô cùng.
Lý do trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị mắc cảm cúm là vì:
Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có nguy cơ bị cảm cúm thông thường, vì chưa được tiếp xúc và không phát triển miễn dịch kháng với hầu hết các virus gây ra chúng.
Tiếp xúc với trẻ mắc bệnh: Trẻ chơi với nhau dễ lây bệnh cho nhau. Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh chân tay của trẻ cũng kém và nhất là hắt hơi "vô tội vạ" mà không rửa tay, che miệng.
Tiếp xúc với đồ vật nhiễm bệnh: Trẻ em chơi đùa, nhất là chơi đồ chơi dễ lây bệnh từ các bề mặt bẩn, chứa nhiều virus gây cảm cúm.
Các biến chứng từ cảm cúm
Viêm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa): Khoảng 5 - 15% trẻ em cảm cúm đều phát triển nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khu vực sau màng nhĩ.
Thở khò khè: Cảm cúm có thể gây thở khò khè, thậm chí ngay cả khi trẻ không bị bệnh hen suyễn.
Viêm xoang: Cảm cúm thông thường mà không giải quyết có thể dẫn đến viêm xoang và nhiễm trùng xoang. Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: Bao gồm viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi, phế quản và thanh quản.
Phương pháp điều trị
Kháng sinh thông thường không thể chống lại lại virus cảm cúm. Tốt nhất, cha mẹ có thể làm cho bé thoải mái hơn bằng cách hút dịch nhờn từ mũi và giữ ẩm không khí. Bên cạnh đó, hãy gọi bác sỹ ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây.
Tuy mỗi trận ốm thường kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào dưới đây có thể rút ngắn thời gian bệnh cả nhưng chúng sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn
1. Cho trẻ nghỉ ngơi
Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh nên bạn hãy cho trẻ nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và được chơi những trò chơi lành mạnh, ít tốn sức. Ngoài phòng ngủ, bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên.
2. Tạo độ ẩm thích hợp
Khi trẻ bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị ngạt hơn. Tắm nước ấm hoặc xông hơi còn có tác dụng thư giãn. Bạn có thể sử dụng thêm các bình phun sương trong phòng của bé.
3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi
Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ. Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà.
Lưu ý: Không hút mũi nhiều lần trong ngày; Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày; Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi; Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra; Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ...
4. Xoa dầu gió
Xoa dầu gió dù không giúp thông mũi nhưng sẽ làm cho bé dễ thở và dễ ngủ hơn. Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Lưu ý: Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt
5. Bổ sung nước
Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi.
Lưu ý: Bạn có thể cho bé dùng soup gà, nước hoa quả, sữa hoặc các đồ uống dinh dưỡng khác. Nên hâm nóng chúng trước khi cho bé uống.
6. Mật ong và thảo dược
Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mẹ có thể cho bé uống ½ - 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối. Bạn cũng có thể cho bé ăn một chút cam thảo hoặc lá diếp cá để xoa dịu cơn ho.
Lưu ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.
7. Xì mũi
Đối với trẻ trên 2 tuổi, vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng hơn, hãy dạy bé cách xì mũi theo bằng cách làm mẫu nhiều lần.
Lưu ý: Dạy bé không nên lạm dụng xì mũi nhiều lần trong ngày và phải xì mũi vào khăn giấy hoặc khăn vải mềm mại.
8. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhầy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ngày khi bị bệnh. Lưu ý: Chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi.
Thanh Hà H+
Bình luận của bạn