Phân biệt quả mơ tây và mơ ta như thế nào?
Điểm danh các loại quả mọng "nhỏ mà có võ"
Rượu quả mọng có thể giúp điều trị bệnh đái tháo đường
Mơ muối umeboshi - món nhỏ dân dã của xứ sở Hoa Anh Đào
Ăn mơ muối mỗi ngày - điều kỳ diệu sẽ xảy ra
Khác với quả mơ ta hay mơ Đông Á (Tên khoa học: Prunus mume), quả mơ châu Âu hay mơ tây (Tên khoa học: Prunus armeniaca L.; Tên tiếng Anh: Apricot; Tên Hán - Việt: Hạnh tử) có kích thước lớn hơn và hạt rất dễ được tách rời khỏi thịt quả. Quả mơ tây có màu sắc từ vàng đến da cam, thường có màu đỏ ở phía bên tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, bề mặt quả nhẵn hoặc có lông mịn. Thịt quả có vị chua ngọt.
Do tên khoa học là Prunus armeniaca (có nghĩa là mận của người Armenia) và được trồng nhiều ở Armenia nên nhiều người tin rằng mơ tây thực sự bắt nguồn từ quốc gia châu Á này. Nhiều người lại cho rằng mơ tây được tìm thấy lần đầu tiên ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước.
Bất kể nguồn gốc thực sự là như thế nào chăng nữa, quả mơ tây đã ghi những dấu ấn đậm nét trong nhiều nền văn hóa trên thế giới trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, người Ai Cập cổ đại thường dùng mơ tây để tạo ra loại nước ép truyền thống. Người Anh thế ký XVII đã sử dụng dầu mơ tây để giảm viêm và điều trị các khối u.
Tại châu Âu, mùa thu hoạch mơ tây bắt đầu khá sớm, từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Tại khu vực phía Nam Địa Trung Hải, mơ tây được thu hoạch từ cuối tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Sau đó mơ tây được bày bán trên thị trường chủ yếu đến từ nước ngoài châu Âu (như Mỹ, Uzbekistan, Iran) từ giữa tháng 12 và tháng 3. Được biết, Uzbekistan là quốc gia sản xuất số lượng mơ lớn nhất, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Italy.
Quả mơ tây được coi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lượng calorie thấp nhưng giàu chất xơ, vitamin A và C. Chúng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tìm hiểu những lợi ích của quả mơ tây trong infographic dưới đây:
Bình luận của bạn