Quản lý không xuể mỹ phẩm trên thị trường
Lập 3 đoàn thanh kiểm tra ATTP đối với các sản phẩm TPCN
Hà Nội: Quảng cáo TPCN còn bát nháo và đội giá lên tới 200%
TPCN đứng đầu bảng hàng giả, hàng kém chất lượng bị tịch thu
TPCN giả, kém chất lượng tràn về các tỉnh
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã tổ chức 36 đoàn kiểm tra, thanh tra hậu mại mỹ phẩm và tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm. Qua đó, tiến hành thu hồi 99 sản phẩm và nhiều số tiếp nhận cũng như đề nghị Sở Y tế thu hồi 188 số tiếp nhận Phiếu công bố đã cấp (trong đó có một số đơn vị chưa tiến hành sản xuất). Những lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến quy định về ghi nhãn sản phẩm, điều kiện sản xuất...
Ngoài ra, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Với số lượng tiếp nhận lớn, tuy nhiên, nguồn lực làm công tác quản lý mỹ phẩm còn mỏng ở cả Trung ương và địa phương. Ở một số Sở Y tế hiện còn chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý mỹ phẩm. Vì thế, công tác lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đối với các cơ quan kiểm nghiệm, kinh phí dành cho việc mua sắm thiết bị, chất chuẩn, việc lấy mẫu kiểm tra cũng vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan Quản lý thị trường, Công an, Hải quan cũng chưa được thường xuyên.
Đặc biệt, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn của "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (Cosmestic GMP) vẫn còn khó khăn. Một phần do doanh nghiệp chưa chú trọng đào tạo nhân sự và đầu tư trang thiết bị cho sản xuất; Một phần vì ý thức tự giác chấp hành quy định pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế nên việc quản lý đối tượng kinh doanh mỹ phẩm rất khó khăn.
Ngoài ra, nhận thức của người tiêu dùng cũng còn hạn chế trong lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm an toàn.
Ngoài những khó khăn, bất cập trên, thị trường vẫn còn tồn tại lượng khổng lồ mỹ phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu gây khó khăn cho công tác quản lý và gây hại cho người sử dụng.
Tấn công hàng giả tại trung tâm TP.HCM
Mới đây, ngày 9/7, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP.HCM bất ngờ kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Huyền Trang (thuộc Công ty mỹ phẩm Huyền Trang) tại hẻm 55 Trần Đình Xu, Q.1, phát hiện lượng lớn hàng mỹ phẩm và TPCN như: Sữa ong chúa, các loại vitamin, sản phẩm giảm béo... dán nhãn mác nước ngoài có dấu hiệu bị làm giả.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, TPCN nghi làm giả (Ảnh: Đàm Huy)
Tiếp tục khám xét kho hàng của Công ty mỹ phẩm Huyền Trang (hẻm 457 Trần Hưng Đạo, Q.1), đoàn kiểm tra thu thêm hàng ngàn đơn vị mỹ phẩm và rất nhiều chai lọ, nhãn mác, tem nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới mà không hề có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của các mặt hàng.
Cùng thời điểm này, một tổ công tác khác bất ngờ đột kích cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm của Công ty Linh Trang (hẻm 35 Trần Đình Xu, Q.1) và nghi rằng tất cả những sản phẩm mỹ phẩm được bày bán ở đây đều bị làm giả thương hiệu. Quản lý cửa hàng là Bùi Tuấn Hậu (35 tuổi) cũng không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan đến hàng hóa đang kinh doanh. Mở rộng khám xét kho hàng của công ty này nằm trên đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM), cơ quan chức năng thu giữ thêm hàng tấn mỹ phẩm và TPCN không hóa đơn chứng từ.
Hiện lực lượng chức năng đã niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng của hai công ty nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bình luận của bạn