Cần siết mạnh quản lý thực phẩm chức năng, tạo cơ hội cho ngành thực phẩm chức năng phát triển
VAFF lên tiếng vụ “tố” chất lượng hơn 80 sản phẩm chứa Trinh nữ hoàng cung
Kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật Dược (sửa đổi)
VAFF thành lập Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm TPCN
VAFF cảnh báo về sản phẩm có chứa DMAA
Mặc dù được kỳ vọng và trên thực tế đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam vẫn đang phải đối đầu với nhiều “sóng dữ”.
Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), cho tới thời điểm hiện tại, toàn xã hội vẫn chưa thực sự Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng Thực phẩm chức năng (TPCN).
Hiểu đúng là hiểu được định nghĩa, phân loại, phân biệt tác dụng của TPCN. Làm đúng là sản xuất, kinh doanh, công bố và quảng cáo và quản lý phải đúng. Dùng đúng là đúng đối tượng, liều lượng, thời gian và cách dùng. |
Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về TPCN có sự cải thiện nhưng vẫn chưa đúng, chưa đầy đủ ở tất cả các đối tượng - kể cả người quản lý, sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Cho tới nay, khái niệm về TPCN đang còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất rõ ràng. Việc thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu sự hòa hợp giữa các quốc gia và ngay tại Việt Nam chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN loạn, đặc biệt ở Việt Nam - nơi mà hệ thống thể chế riêng cho ngành TPCN còn chưa hoàn chỉnh, năng lực của các cơ quan thực thi còn hạn chế.
Thực tế cho thấy, khâu hậu kiểm, kiểm soát chất lượng TPCN là khó nhất. Một phần do thiếu thiết bị kiểm tra, một phần do TPCN thuộc chuyên ngành lĩnh vực y tế nên khi kiểm tra chỉ có thể tin tưởng vào giấy tờ lô hàng, nguồn gốc xuất xứ chứ không thể nhận biết chất lượng bằng cảm quan. Một vấn đề nan giải nữa là việc kiểm soát TPCN “xách tay” rất khó vì giao dịch chủ yếu trên mạng và bán sang tay.
Mặt khác, lợi nhuận kinh doanh lĩnh vực TPCN rất cao, trong khi mức xử phạt các vi phạm lại chưa đủ sức răn đe.
PGS.TS Trần Đáng lưu ý, lâu nay TPCN không phải là thuốc, nên chưa có quy định bắt buộc công bố định lượng một số các hoạt chất chính và bắt buộc thử nghiệm lâm sàng như thuốc. Trong khi đó, một bộ phận người dân lại coi TPCN là thuốc. Vậy nên, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành tiêu chuẩn về TPCN, khi đó mới có thể kiểm soát được, nhất là trong Thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (GMP-HS). GMP-HS được coi là bàn đạp quan trọng giúp các sản phẩm TPCN do Việt Nam sản xuất tìm được thị trường quốc tế, đồng thời, cũng là một phần bắt buộc trong lộ trình Hòa hợp tiêu chuẩn về kỹ thuật trong khối ASEAN.
Một vấn đề nan giải khác là hàng giả, hàng nhái được sản xuất tinh vi khiến các cơ quan chức năng cũng khó nhận biết được thật giả. Thậm chí, để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng còn lựa chọn mua sản phẩm giả ngay từ nước bản địa, mang về Việt Nam thông qua đường “xách tay”, chia nhỏ lô hàng ra để bán. Như vậy, ngay cả khi cơ quan quản lý có phát hiện ra cũng khó xử lý mạnh tay được. Thậm chí, nếu có phát hiện thì cũng chỉ có thể xử phạt hành chính theo quy định, mà mức phạt lại chưa cao, cho nên chưa đủ sức răn đe các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hiện, các lực lượng chức năng vẫn chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau, khiến công tác kiểm soát thị trường còn khó khăn, dẫn đến vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang ngày càng lấn át sản phẩm chính hãng về phương thức tiếp thị và giá cả.
Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hợp thức hóa bằng các Luật cụ thể.
Nhức nhối nhất phải nói đến tình trạng quảng cáo TPCN. Như đã biết, quảng cáo sản phẩm TPCN phải được cơ quan chức năng phê duyệt và phù hợp với nội dung công bố. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vì muốn nói sản phẩm của mình là tốt nhất, tốt hơn các sản phẩm khác mà thực hiện không đúng với nội dung quảng cáo đã được cơ quan chức năng thẩm định. Đặc biệt, việc quảng cáo TPCN trên báo chí, tờ rơi, banner, internet… gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý rà soát, kịp thời phát hiện sai phạm cũng như tiến hành các hình thức xử lý.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng gần 800 cơ quan báo chí, hơn 1.000 ấn phẩm in và hàng nghìn nhà in, xuất bản. Nếu các cơ quan phát hành quảng cáo phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và chỉ in ấn, phát hành đúng những nội dung quảng cáo đã được thẩm định thì sẽ giúp giảm một phần gánh nặng cho cơ quan quản lý. Ngược lại, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, việc quảng cáo TPCN tràn lan, không đúng với quy định sẽ gây nhiều hệ lụy. Vì với hàng hóa dịch vụ thông thường, nếu quảng cáo sai, có thể người sử dụng chỉ mất tiền, nhưng riêng với dịch vụ y tế, trong đó có thực phẩm chức năng, nếu sử dụng sai sản phẩm, ngoài mất tiền, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Các quảng cáo thực phẩm chức năng “lố”, “láo” này nếu không giám sát chặt chẽ sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng lại, ảnh hưởng tới nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Bình luận của bạn