Việc tiêm insulin hàng ngày có thể gây ra đau đớn và phiền phức với nhiều người mắc đái tháo đường
Trẻ uống thuốc kháng sinh nhiều dễ bị đái tháo đường type 1?
Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày
Cam, chanh giúp ngăn chặn mắc bệnh liên quan tới chứng béo phì?
5 loại bệnh tim mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ mắc phải
Các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp mới để đưa insulin vào cơ thể qua đường uống bằng cách gói thuốc vào các túi nhỏ, giữ cho chúng an toàn cho tới khi vào mạch máu.
Tác giả chính, Giáo sư Mary McCourt tại Đại học Niagara (Mỹ) cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một công nghệ mới gọi là Cholestosome. Cholestosome là những hạt lipid trung hòa, có khả năng giữ insulin an toàn."
Bà cho biết, trở ngại lớn nhất để cung cấp insulin qua đường uống là làm sao giữ được nó đi qua dạ dày còn nguyên vẹn. Insulin không phù hợp trong môi trường có tính acid cao của dạ dày, chúng thường bị suy giảm trước khi kịp di chuyển vào ruột và máu - nơi chúng cần đến để giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Tiến sỹ Lawrence Mielnicki từ Đại học Niagara cho biết: "Hầu hết các túi bọc thuốc cũ phải được bọc trong một lớp phủ polymer để bảo vệ. Với loại túi mới, chúng ta chỉ cần sử dụng các este lipid đơn giản để tạo thành túi với các phân tử thuốc bên trong."
Mô hình trên máy tính cho thấy, một khi các chất béo tạo thành hình cầu, Cholestosome sẽ không bị ảnh hưởng bởi acid dạ dàyvà các gói thuốc nhỏ chứa insulin có thể đi qua dạ dày mà không bị tổn hại.
Khi Cholestosome tới ruột, cơ thể nhận ra chúng có thể được hấp thụ. Các túi thuốc đi qua ruột, vào máu, vào các tế bào. Tại đây chúng được tách ra, giải phóng insulin.
Phương pháp này đã được thử nghiệm lâm sàng trên động vật. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy các Cholestosome có khả dụng trên động vật, có nghĩa các túi thuốc đã tới được mạch máu - nơi insulin cần được đưa tới.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tối ưu hóa các công thức, nhắm tới thử nghiệm trên người trong tương lai gần.
Được biết, đái tháo đường có 2 dạng, được gây ra do nồng độ cao của đường trong máu, gây tổn thương tới các cơ quan trong cơ thể. Đái tháo đường type 1 là một rối loạn tự miễn dịch thường được chẩn đoán ở trẻ em, trong khi type 2 thường được chẩn đoán ở độ tuổi lớn hơn, phần lớn là ở những người thừa cân và ít hoạt động.
Hiện những người mắc đái tháo đường type 1 phải tiêm insulin hàng ngày. Đối với những người mắc đái tháo đường type 2, thay đổi cách sống và các loại thuốc có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nếu bệnh tiến triển nặng, họ cũng phải tiêm insulin để điều trị.
Những bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể xem xét sử dụng thêm các sản phẩm TPCN có nguồn gốc từ các vị thảo dược thiên nhiên giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, thận, mắt và thần kinh, giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, chống oxy hóa.
Bình luận của bạn