Cục trưởng bỏ cơm săn được "mớ" TPCN giả

Càng gần Tết, thực phẩm chức năng là hàng lậu, hàng giả, hàng nhái càng tăng mạnh

Viên dầu cá Omega-3 Trung Quốc ăn thủng tấm xốp

TPCN giả, nhái: Phải hỏi cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm chưa

TPCN tại Mỹ: Chỉ người khỏe mới dùng?

Thực phẩm chức năng rởm ở Việt Nam hầu hết là hàng... Tàu?

Liên tục phát hiện thực phẩm chức năng giả số lượng lớn

Ngay đầu năm 2016, cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ số lượng lớn TPCN giả nhái.

Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, trong những ngày qua, có lần ông vừa bưng bát cơm lên thì phải đặt xuống để đi "săn" TPCN giả. Rõ ràng, càng cận kề Tết thì nguy cơ TPCN giả, nhái, kém chất lượng càng nhức nhối hơn bao giờ hết.

Mới nhất, ngày 5/1, Đội chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm (Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP. Hà Nội) phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 15 - Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH thương mại điện tử Việt Hàn (phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội).

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng ngàn sản phẩm TPCN, mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, bao gồm: Sữa rửa mặt, tinh dầu hải cẩu omega-3, kem dưỡng da, nước sâm, đông trùng hạ thảo dạng viên... ghi chữ Hàn Quốc và không hề có nhãn phụ tiếng Việt.

Giám đốc công ty là ông Nguyễn Thế Minh (SN 1976) đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng trên...

Tiếp tục khám xét tại Công ty TNHH Kinh doanh thực phẩm An Minh (trú cùng tại khu vực trên) do Nguyễn Trường Thọ (SN 1981) làm chủ, cảnh sát tiếp tục phát hiện: 1.390 lọ nước xịt Alovera, 690 kính bơi AB và một số loại kem dưỡng da.

Từ tài liệu thu thập được, cơ quan công an tiếp tục khám xét tại công ty Xuất nhập khẩu và kinh doanh VHP (số 7 ngách 20 ngõ 331 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) đang tàng trữ: 500 lọ nước hồng sâm Red Giseng 100ml và 150 lon nước hồng sâm 150ml.

Tất cả những sản phẩm trên, chủ kho đều không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như các chứng nhận sản phẩm an toàn có liên quan.

“Bóc mẽ” thủ đoạn làm TPCN giả, nhái

Lợi nhuận từ kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng là rất lớn, do vậy ngày càng có nhiều đối tượng, đường dây bung ra hoạt động, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có quá trình kiểm tra nghiêm ngặt thường xuyên hơn cũng như các chế tài xửa phạt răn đe mạnh tay để đẩy lùi các thủ đoạn kinh doanh hàng gian hàng giả gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Một thực tế đáng buồn là các thủ đoạn của các đối tượng làm TPCN giả ngày càng tinh vi, phức tạp. Tội phạm thường tổ chức sản xuất hàng giả ở nhiều nơi, mỗi nơi một khâu, sau đó mới quy về một mối để lắp ráp hoàn chỉnh rồi đưa đến nơi tiêu thụ. Đặc điểm này nói lên sự tinh vi của đối tượng sản xuất hàng giả. Bởi vì, nếu khi bị phát hiện ở một khâu, một công đoạn nào đó thì các đối tượng có thể nhanh chóng tẩu tán tang vật ở những khâu khác nhằm tiêu hủy chứng cứ. Bên cạnh đó, việc thu giữ tang vật của cơ quan chức năng cũng khó đảm bảo về trị giá số lượng hàng giả để xử lý về hình sự. Chính điều đó gây ra nhiều khó khăn trong việc đấu tranh mở rộng vụ án để truy tìm đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất hàng giả.

TPCN giả ngày càng được sản xuất tinh vi khiến người tiêu dùng khó nhận biết, phân biệt

Đối tượng sản xuất hàng giả còn lợi dụng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hợp pháp được phép sản xuất các mặt hàng cùng loại để sản xuất hàng giả. Các loại hàng giả chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng không lớn và không thừa hàng vì sợ gây chú ý, bại lộ. Chính thủ đoạn này nói lên sự hoạt động tinh vi của đối tượng sản xuất hàng giả và đã gây không ít khó khăn cho việc xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, phần lớn các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả được tiến hành bí mật, lén lút ở những địa điểm kín đáo hoặc khu vực phức tạp nhiều thành phần dân cư như trong các hẻm sâu, nhiều ngõ ngách... để dễ dàng tẩu tán khi bị phát hiện. Sản xuất hàng giả phần lớn tiến hành theo lối thủ công với các thao tác nhanh gọn, đơn giản, dễ làm, không cần đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Dụng cụ sản xuất hàng giả thường thủ công, gọn nhẹ.

Đặc biệt, các đối tượng buôn bán hàng giả thường trà trộn các loại hàng giả với hàng thật để lừa khách hàng. Các đối tượng đã trộn hàng lậu, hàng giả, đặc biệt là hàng nhập lậu giá rẻ từ nước ngoài gắn nhãn của nhà sản xuất trong nước thu lợi bất chính.

Do là thời điểm cận Tết, nhu cầu mua bán, biếu tặng hàng hóa tăng cao, vì vậy cơ quan chức năng khuyến cáo, người tiêu dùng phải chú ý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nhằm tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Và để chọn được TPCN chất lượng, TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trường Cục An toàn thực phẩm tư vấn người tiêu dùng khi lựa chọn mua cần “dùng đúng, không nghe đồn thổi, mua những sản phẩm có đầy đủ nhãn mác và được Cục An toàn thực phẩm cấp phép”.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng