Có thể nào đĩa tôm như thế này được chiên từ tôm ươn?
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong năm 2015
Tết mất vui vì lo ngộ độc bánh kem hàng hiệu
Món cá ngừ có "vị lạ” khiến hàng loạt công nhân nhập viện
Lộ diện "thủ phạm" gây ngộ độc thực phẩm tại trường học
Hãi hùng với hàng tấn thuỷ hải sản đang bị phân hủy
Chiều 6/1, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP. Hà Nội, kết hợp với Chi cục Quản lý Thị trường TP. Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện trong kho hàng thuộc Công ty TNHH Gió Biển (ngõ 219, đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội tích trữ khoảng hơn 5 tấn thuỷ hải sản các loại đang trong tình trạng thối rữa.
Tại hiện trường, đại diện của công ty đã không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh cũng như không xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ của số hàng này. Cơ quan chức năng bước đầu xác nhận số hàng có xuất xứ từ nước ngoài, chủ yếu là: Tôm, cua, mực, bạch tuộc… Được biết số hàng này sẽ được cơ sở đem đi tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội, đến tay người tiêu dùng, vào các nhà hàng, thậm chí cả khách sạn.
Một số người dân ở đây cho biết, cơ sở này được thành lập cách đây khoảng hơn 1 năm, chủ là người Hàn Quốc, có thuê người dân trong khu vực để làm việc. Hàng ngày vào buổi tối, các xe hàng, cả ô tô, xe ba gác và xe máy ra vào đây tấp lập để lấy hàng đem đi tiêu thụ. Mỗi khi cơ sở này nhập hàng về là lại đóng cửa kín mít, không cho người lạ vào bên trong.
Nguy hại khôn lường khi ăn thuỷ hải sản ươn thối
Thuỷ hải sản ít chất béo no nhưng chứa nhiều acid béo không no omega-3 tốt cho sức khoẻ. Thuỷ hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt biệt là vitamin nhóm B), khoáng chất (calci, kẽm, sắt, đồng, kali...), nhiều đạm và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, nếu đã bị ươn thối, biến chất thì ăn vào lại rất hại với sức khỏe.
Khi đã chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng rất nhanh bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dễ gây bệnh. Điển hình như với cá ngừ, cá thu, vi khuẩn xâm nhập vào thịt cá làm biến đổi acid amin là histidine thành histamine, nhẹ thì gây dị ứng (ngứa ngáy, da đỏ ửng, nóng bừng), nặng thì ngộ độc (nôn ói, đau đầu, khó thở…).
Chính vì vậy, nên chọn mua thuỷ hải sản ở các địa chỉ tin cậy, uy tín, được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín... Không ăn thuỷ hải sản lạ, có màu sắc, mùi vị lạ hoặc hải sản ở các khu vực bị ô nhiễm, không được bảo quản, chế biến hợp vệ sinh.
Khi mua cá, hãy chọn cá tươi khi đang còn nhớt. Các loại cá dù thấy mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh nhưng không ướp đá hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn thì không nên chọn. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.
Đối với mực, nên chọn con dày mình, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang nên chọn con to, thịt có màu trắng đục. Mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, ngửi không có mùi tanh là được. Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh...
Bình luận của bạn