Thực phẩm chức năng rởm ở Việt Nam hầu hết là hàng... Tàu?

Thực phẩm chức năng giả nhái phần lớn là hàng nhập từ Trung Quốc

Cục ATTP: Bùng nổ quảng cáo qua internet thì quản làm sao xuể?

Áp dụng GMP TPCN tại Mỹ: Chỉ giáng “cây gậy”, không có “củ cà rốt”!

Hàng loạt sản phẩm giảm cân bị phát hiện chứa thành phần nguy hiểm

Mở đợt cao điểm "quét" dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả

Từ đầu tháng 12 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội phối hợp với các ngành chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, với số lượng hàng chục tấn. Cụ thể, ngày 17/12, Đội QLTT số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 2 thuộc Phòng 7 C49 (Bộ Công an) đã khám và bắt giữ hơn 20 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên xe ô tô mang biển kiểm soát 37C-15680 từ Hà Tĩnh ra Hà Nội. 

Trước đó, Tổ công tác đặc biệt ĐB-113 Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra hành chính, đối chiếu hóa đơn, chứng từ số hàng hóa của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thành Hoa, tại kho hàng ở Gia Lâm (Hà Nội), phát hiện toàn bộ hàng hóa gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nước giải khát, bánh kẹo… có xuất xứ từ nước ngoài, chất đầy trong hai nhà xưởng đều không có nhãn phụ, không có số lưu hành trên sản phẩm...

Theo TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, phần lớn các mặt hàng TPCN làm giả, kém chất lượng đều được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật.

Để che mắt các cơ quan chức năng, các đối tượng thường tập kết hàng về kho là các địa điểm hẻo lánh ít người qua lại, chú ý hay như nhà riêng tại các khu vực đông dân cư. Khi tìm được khách tiêu thụ, các đối tượng mới dán nhãn mác giả và hoàn thiện sản phẩm. Trong các vụ việc mà lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện, các đối tượng này còn tinh vi hơn khi sử dụng các loại tem chống hàng giả giống hệt sản phẩm chính hãng nhằm lừa dối người tiêu dung, thu lợi bất chính.

Sản phẩm mà các đối tượng thường làm giả là các loại TPCN thương hiệu uy tín đang được quảng cáo nhiều, nhất là các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như sữa ong chúa, nhau thai cừu, viên uống làm đẹp da... nhập ngoại từ các nước có nền y, dược phẩm phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc...

Chính vì vậy, người tiêu dùng phải chủ động nắm bắt thông tin. Khi mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm thì phản ánh với các cơ quan chức năng để họ phát hiện xử lý như: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Công an, các Sở Nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y… và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi quyền lợi bị xâm hại thì căn cứ vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng