Thuốc kháng sinh Cefotaxim của Dược phẩm VCP gây ra 10 trường hợp phản ứng
Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!
Dị ứng thuốc rộ theo mùa
Cô gái phồng rộp toàn thân vì dị ứng thuốc
Cứu sống bệnh nhi bị bỏng do dị ứng thuốc
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2016, thuốc Cefotaxim VCP (thuốc kháng sinh, số lô 530415) của Công ty cổ phần Dược phẩm VCP sản xuất đã gây ra 10 trường hợp phản ứng. Trong đó, 2 trường hợp phản ứng phản vệ, khó thở và 8 trường hợp bị mẩn, ngứa.
Ngoài thuốc của Dược phẩm VCP, trong thống kê này còn có 5 loại thuốc của các công ty khác cũng gây phản ứng khi sử dụng, cụ thể gồm: Thuốc Necpim (cefepim, số lô VPIB14001) của Ấn Độ cũng ghi nhận 3 trường hợp phản ứng nặng, trong đó 2 trường hợp bị phản ứng phản vệ và 1 trường hợp khác biểu hiện tím người, run tay chân.
Thuốc Laknitil (l-ornithin l-aspatat, số lô 010515) của Công ty cổ phần Dược vât tư y tế Hải Dương, ghi nhận 3 trường hợp, trong đó 2 ca phản ứng phản vệ, 1 trường hợp khác mẩn ngứa.
Thuốc Xonesul (cefoperazon/sulbactam, số lô SAM15010) của Nhà sản xuất M/S Samrudh Pharmaceutic als Pvt., Ltd ghi nhận 3 trường hợp phản ứng phản vệ/sốc phản vệ và 1 trường hợp mệt mỏi.
Thuốc Vinrolac (ketorolac, số lô 010115) của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc đã ghi nhận 1 trường hợp phản ứng với biểu hiện mẩn ngứa và 3 trường hợp sưng nề mi mắt/phù mặt.
Thuốc Cefotaxim Normon của Laboratorios Normon, S.A - Tây Ba Nha (số lô K15J1) cũng khiến 3 trường hợp phản ứng, trong đó 1 trường hợp nặng với biểu hiện: Tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, da tái lạnh.
Được biết, trong năm 2015, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng đã nhận được báo cáo về phản ứng nghiêm trọng liên quan đến 8 sản phẩm thuốc với 33 trường hợp bị tím tái, khó thở, mạch nhanh, hạ huyết áp, sẩn ngứa, buồn nôn.
Để hạn chế các trường hợp dị ứng thuốc, người bệnh chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng đơn chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình. Việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ điều trị và được theo dõi, chăm sóc là điều cần thiết nhằm giảm thiểu các phản ứng có hại của thuốc.
Nếu đang dùng thuốc mà thấy có các dấu hiệu bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy khó chịu thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó, đến khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện cho bác sỹ, dược sỹ để có thể được cấp cứu hay được hướng dẫn xử trí kịp thời. Sau đó, nên đến tái khám ở bác sỹ đã chỉ định thuốc để bác sỹ có thể thay đổi thuốc điều trị nếu cần.
Đặc biệt, các biện pháp dân gian điều trị dị ứng thuốc như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng... đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh vì thế người bệnh không nên tự áp dụng.
Bình luận của bạn