Vitamin D có tiềm năng chống ung thư kháng thuốc
Sau mãn kinh nên bổ sung estrogen và vitamin D để phòng nhiều bệnh
Bổ sung vitamin D: Cẩn trọng kẻo "rước họa", thêm bệnh
Vitamin D có thể giúp kiểm soát hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra ở trẻ
Bổ sung vitamin D có thể cải thiện bệnh Parkinson cho người dưới 66 tuổi
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Dakota (Mỹ) đã chứng minh rằng calcitriol và calcipotriol, hai dạng hoạt hóa của vitamin D, có thể ngăn chặn cơ chế cho phép các tế bào ung thư kháng thuốc. Cơ chế này được gọi là MRP1 - một protein vận chuyển thuốc. Protein nằm trong thành tế bào và bơm đẩy thuốc ung thư ra khỏi tế bào.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng calcitriol và calcipotriol có thể chọn lọc trên các tế bào ung thư có quá nhiều MRP1 và tiêu diệt chúng.
TS. Surtaj Hussain Iram, tác giả nghiên cứu, cho hay: “Một số nghiên cứu dịch tễ học và tiền lâm sàng cho thấy tác dụng tích cực của vitamin D trong việc giảm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh ung thư, nhưng chúng tôi là người đầu tiên phát hiện ra sự tương tác của nó với protein vận chuyển thuốc, cũng như khả năng tiêu diệt tế bào ung thư kháng thuốc.”
TS. Iram giải thích rằng calcitriol và calcipotriol không thể tiêu diệt các tế bào ung thư “ngây thơ” hay các tế bào chưa phát triển tính kháng hóa. Tuy nhiên, một khi các tế bào trở nên “khôn ngoan” hay kháng thuốc, chúng sẽ trở thành “con mồi” của hai dạng vitamin D này.
Protein vận chuyển và đa kháng thuốc
Protein vận chuyển thuốc điều khiển các quá trình tế bào hấp thụ, phân phối và đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Các tế bào ung thư kháng thuốc hóa trị thường có các protein vận chuyển biểu hiện quá mức hoặc sản xuất quá mức. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng thuốc hóa trị.
Các nghiên cứu đã liên kết sự biểu hiện quá mức của MRP1 với tình trạng đa kháng thuốc trong các bệnh ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt.
Việc calcitriol và calcipotriol có thể tiêu diệt các tế bào ung thư kháng thuốc hóa trị là một ví dụ về khả năng của các hợp chất để tiêu diệt các tế bào đa kháng thuốc nhưng không phải là các tế bào gốc mà chúng sinh ra.
Khoảng 90% thất bại trong hóa trị ung thư là do kháng thuốc. Các tế bào đa kháng thuốc đã trở nên kháng với các loại thuốc khác nhau, không chỉ về cấu trúc, mà cả cách chúng hoạt động.
Nguyên nhân chính của sự kháng thuốc này là do cơ chế bơm thuốc đã loại bỏ rất nhiều loại thuốc.
“Gót chân Asin” của các tế bào ung thư kháng thuốc
Tuy nhiên, mặc dù sự biểu hiện quá mức của MRP1 là một lợi thế cho phép các tế bào ung thư loại bỏ thuốc hóa trị, nhưng nó cũng là một bất lợi tiềm tàng. Giải quyết được vấn đề protein cũng có thể lật ngược được sự kháng thuốc.
TS Iram đã chỉ ra: “Chúng tôi nhắm vào gót chân Asin hay điểm yếu của các tế bào ung thư kháng thuốc thông qua việc khai thác hiệu ứng ‘fitness cost’ - khi đó vi khuẩn kháng thuốc sẽ chết dần vì chúng mang các gene kháng thuốc không còn hữu ích.”
Để kiểm tra điều này, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 8 hợp chất mà các nghiên cứu trước đây đã xác định là có thể tương tác với MRP1 trên các tế bào ung thư được nuôi cấy.
Trong số 8 hợp chất, họ phát hiện ra rằng “calcitriol và calcipotriol có thể chặn chức năng vận chuyển của MRP1, đồng thời tiêu diệt các tế bào chứa các protein vận chuyển biểu hiện quá mức.”
Những dữ liệu này đã chỉ ra vai trò tiềm năng của calcitriol và các chất tương tự calcitriol không chỉ trong điều trị ung thư kháng thuốc mà còn có ý nghĩa đối với việc điều trị nhiều bệnh khác.
Bình luận của bạn