50% các quảng cáo TPCN hiện nay đang “nói” không đúng công dụng của sản phẩm? (Ảnh minh họa)
5 thương hiệu TPCN hàng đầu thế giới
Dược liệu sạch – “Chìa khóa vàng” cho nhà sản xuất TPCN
Micro Capsules: Kéo dài thời gian sử dụng TPCN
GMP-HS: Đảm bảo chất lượng cho sản phẩm TPCN
Theo PGS.TS Trần Đáng, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang bị “tẩu hoả nhập ma” bởi những quảng cáo “thổi phồng”, “nói vống nói quá” công dụng thật của các nhà phân phối/sản xuất TPCN. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có đến 50% các quảng cáo TPCN hiện nay đang “nói” không đúng công dụng của sản phẩm.
Hơn nữa, việc thử nghiệm tính an toàn, chất lượng và hiệu quả của các loại TPCN tại Việt Nam vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để, đã tạo lỗ hổng cho nhiều công ty sản xuất TPCN hám lợi đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. Có những sản phẩm có chứa cả các chất trong danh mục cấm của Bộ Y tế, quy trình sản xuất không đảm bảo… Đấy là chưa kể, sự không hiểu biết của người tiêu dùng về bệnh, về công dụng của TPCN cũng góp phần đem lại sự không tin tưởng này.
Do đó, muốn khôi phục lại niềm tin của người tiêu dùng vào TPCN thương hiệu Việt là điều không dễ thực hiện. "Để xây dựng được một thương hiệu TPCN Việt uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng, các nhà sản xuất/phân phối cần từ bỏ ngay cách quảng cáo 100 hiệu quả trong hiệu quả thực sự chỉ có 1 và nâng cao chất lượng TPCN. Đó là là cách tốt nhất để khôi phục lại niềm tin cho người tiêu dùng”, PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh.
Xây dựng một thương hiệu TPCN Việt uy tín
Một thương hiệu uy tín trước hết phải được xây dựng từ việc tuân thủ đúng chất lượng sản phẩm TPCN mà công ty đã cam kết với khách hàng. PGS.TS Trần Đáng cho hay: “Muốn chấn chỉnh được tình trạng này, các công ty TPCN nên chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm”.
PGS.TS Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
Các sản phẩm TPCN mang thương hiệu Việt có ưu thế sân nhà về nguồn nguyên liệu phong phú, chi phí sản xuất thấp, giá cả phù hợp hơn so với những sản phẩm nhập ngoại. Hơn nữa, phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được rất nhiều người ủng hộ đã tạo ra một lợi thế to lớn cho các sản phẩm thương hiệu Việt. Nếu như TPCN Việt Nam không tận dụng được các thế mạnh này mà tiếp tục bỏ lơ người tiêu dùng, không quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu uy tín thì ngành TPCN Việt Nam sẽ khó mà chiếm lĩnh thị trường Việt, chưa bàn đến chuyện vươn ra khu vực và thế giới.
Còn theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế: Muốn xây dựng thương hiệu TPCN Việt có uy tín, có 3 yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh TPCN nào cũng cần chú ý. Đó là: Đảm bảo an toàn nguồn gốc thảo dược sử dụng trong sản xuất sản phẩm; Phải quản lý chất lượng sản phẩm hay nói chính xác hơn là các nhà máy phải đạt chuẩn GMP-TPCN; Nghiêm túc, trung thực trong công bố công dụng của sản phẩm. Tất cả những công bố này cần dựa trên cơ sở khoa học, đánh giá được tác dụng của sản phẩm dù chưa có các thử nghiệm lâm sàng… Đây là 3 yếu tố mà các cơ quan quản lý cũng như Hiệp hội TPCN Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh TPCN hướng đến.
Bình luận của bạn