- Chuyên đề:
- Thực phẩm chức năng an toàn
Ngày càng nhiều người sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật
Giai Cảnh thừa nhận quảng cáo 'lố' TPCN Thanh Đường An
Giảm cân bằng caffeine có an toàn không?
Cảnh báo nhiều cái chết trong quân đội Mỹ do TPCN
Thị trường TPCN toàn cầu dự kiến đạt 179,8 tỷ USD năm 2020
Để nhận được lợi ích tối đa của TPCN và phòng tránh những rủi ro mà các sản phẩm này mang lại, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về chúng.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Thực phẩm chức năng bao gồm: Thực phẩm bổ sung (supplement food); Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (health supplement, food supplement, dietary supplement); Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (food for special medical purposes, medical food); Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (food for apecial dietary uses).
Các chất được bổ sung từ thực phẩm chức năng:
- Các loại vitamin: A, B, C, D, E, K.
- Khoáng chất: Kali, calci, sắt...
- Chất khác: Bột protein, enzyme, acid amin, chất xơ...
Cơ thể không được nhận đủ các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm thông thường, đặc biệt, ở những người bị bệnh, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến thiếu hụt. Thực phẩm chức năng đảm nhiệm vai trò bù đắp sự thiếu hụt đó, đồng thời cung cấp các chất đặc biệt để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Nên chọn những thương hiệu TPCN uy tín, tin cậy
Nguy cơ tiềm ẩn của TPCN
Nhiều người thấy bạn bè, người thân của mình dùng TPCN ít khi ốm đau liền mua về dùng thử. Tuy nhiên, TPCN không thể dùng tùy tiện, chưa kể mỗi người lại cần bổ sung các loại dưỡng chất với liều lượng khác nhau. Loại nào và liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và chỉ định của bác sỹ.
Bao nhiêu vitamin là quá liều?
- Vitamin C: Hơn 2.000mg.
- Vitamin A: Hơn 3.000 IU (đơn vị quốc tế).
- Vitamin E: Hơn 1.100 IU.
- Vitamin D: Hơn 4.000 IU.
- Vitamin B: 1 - 1,3mg
Tự ý sử dụng TPCN có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng quá liều, đặc biệt là TPCN bổ sung vitamin. Ví dụ: Quá liều vitamin A gây đau đầu, tổn thương gan, dị tật bẩm sinh, yếu xương...; Quá liều vitamin E làm tăng nguy cơ đông máu, xuất huyết, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt; Folic acid quá liều gây ung thư, đau dạ dày, khó ngủ, nổi mẩn, co giật...; Quá liều sắt gây ra buồn nôn, nôn mửa, thậm chí là tổn thương nội tạng. Đó là lý do tại sao cần xác định lượng chất bị thiếu hụt/cần bổ sung thông qua các xét nghiệm máu trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất.
Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu ung thư (Mỹ), TS. Tim Byers – Trung tâm ung thư, Đại học Colorado (Mỹ) và cộng sự đã chứng minh rằng những người sử dụng “thực phẩm chức năng nhiều hơn mức cần thiết có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn”.
Khác với dược phẩm, các sản phẩm TPCN không bắt buộc phải qua thử nghiệm an toàn hoặc hiệu quả trước khi được bán ra thị trường. Chính vì thế, một số sản phẩm TPCN chứa thành phần cấm trên thị trường cũng có thể gây hại nghiêm trọng cho người sử dụng, kể cả dùng đúng hướng dẫn. Người tiêu dùng nên chọn những thương hiệu uy tín, những sản phẩm được chứng minh độ an toàn và hiệu quả qua các nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, không nên có tư tưởng "đã dùng TPCN rồi thì không lo thiếu chất" và ăn uống thiếu khoa học.
“Nếu dùng đúng, đủ liều lượng khuyến cáo, vitamin và khoáng chất sẽ đem lại các lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế cho các thực phẩm thiên nhiên sạch, bổ dưỡng”, TS. Tim Byers nhấn mạnh.
Một trong những tiêu chí để chọn TPCN nhập khẩu an toàn đó là dấu chứng nhận "USP" (Dược điển Hoa Kỳ), "NSF" (NSF International) hoặc “Consumer Lab” trên nhãn sản phẩm, theo khuyến cáo của Hội đồng Trách nhiệm Dinh dưỡng Mỹ.Một trong những tiêu chí để chọn TPCN nhập khẩu an toàn đó là dấu chứng nhận "USP" (Dược điển Hoa Kỳ), "NSF" (NSF International) hoặc “Consumer Lab” trên nhãn sản phẩm, theo khuyến cáo của Hội đồng Trách nhiệm Dinh dưỡng Mỹ.
Bình luận của bạn