Trẻ có bị thiếu hormone tăng trưởng nên bổ sung như thế nào?
Có nên giảm cân và tăng cơ bằng hormone tăng trưởng?
Phụ nữ ở tuổi nào có thể bắt đầu điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT)?
Hormone tăng trưởng có giúp tăng chiều cao?
6 thực phẩm giúp cân bằng hormone, trẻ hóa làn da
Theo ThS.BS. Hoàng Thị Diễm Thúy (Trưởng khoa Thận – Bệnh viện Nhi đồng 2), ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị thiếu hormone tăng trưởng (hGH) là 70 ca/một triệu trẻ. Thực tế chỉ có khoảng 4,5% bé trong số đó được điều trị.
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ có bị thiếu hormone tăng trưởng hay không dựa vào các dấu hiệu trong infographic dưới đây:
Nếu không chữa trị, thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em sẽ dẫn đến ngoại hình nhỏ và chậm dậy thì. Thiếu hormone tăng trưởng có thể xảy ra với sự thiếu hụt nội tiết tố khác, bao gồm: Thyrotropins (sản xuất kiểm soát của tuyến giáp kích thích tố); Vasopressin (kiểm soát nước cân bằng trong cơ thể); Gonadotropins (sản xuất kiểm soát của hormone giới tính nam và nữ); Hormone Adrenocorticotrophic hoặc ACTH (điều khiển tuyến thượng thận và sản xuất của cortisol, DHEA và kích thích tố khác).
Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng thường nhận được hGH theo đường tiêm một lần một ngày dưới sự theo dõi gắt gao của bác sỹ. Thận trọng với việc dùng các chế phẩm bổ sung giúp tăng chiều cao vì trong thực phẩm chức năng (TPCN) đường uống thường không đưa hGH trực tiếp vào sản phẩm bởi sẽ bị hỏng, nếu còn lại chút ít thì vào đường ruột cũng bị enzyme tiêu hóa phân hủy. TPCN chỉ đưa vào những chất mà khi uống sẽ kích thích cơ thể tự sản xuất ra hGH (với lượng rất ít), có thể giúp phát triển chiều cao nhưng chỉ bổ sung khi cần. Đối với những người đã đủ dinh dưỡng hoặc không nằm trong đối tượng chỉ định dùng, nếu dùng sẽ gây lãng phí, thậm chí còn gây hại. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hGH với hy vọng giải quyết cấp tốc chiều cao. Dùng hGH như vậy sẽ không đạt được mục đích mà còn hàm chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Bình luận của bạn