Micro Capsules: Kéo dài thời gian sử dụng TPCN

Công nghệ bào chế micro capsules giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm TPCN

Việt Nam sản xuất thành công vaccine cúm A/H5N1

“Dám làm – dám chơi” sẽ có phần thưởng xứng đáng!

Áp dụng GMP-HS: "Bàn đạp" giúp TPCN Việt chiếm lĩnh thị trường quốc tế

 

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Độ ẩm không khí thường xuyên tương đối cao 80 - 90%), tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển. Đối với dược liệu thì phương pháp cổ truyền để diệt vi sinh thường là xông sinh, tức là đốt lưu huỳnh để tạo khí SO2 có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm mốc, bào tử nhưng nhược điểm là dư lượng cao có thể gây ảnh hưởng tới vị thuốc và ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Một phương pháp phổ biến khác để bảo quản dược liệu là dùng khí Acetylen (đất đèn) nhưng dư lượng khí này cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng về sau. 
Gần đây, vấn đề bảo quản dược phẩm cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Một số phương pháp như dùng khí EO (Ethylen oxyd) hoặc dùng tia Gamma để diệt vi sinh mang lại hiệu quả tương đối khả quan. Trên thế giới phương pháp chiếu xạ tia Gamma được dùng phổ biến để bảo quản lương thực, hoa quả, dược liệu nhưng phải có cảnh báo ghi trên nhãn và liều lượng cũng như thời gian chiếu được kiểm soát ngặt nghèo. Các phương pháp tiệt trùng thường là sấy ở nhiệt độ cao hoặc đối với các chất có hoạt tính sinh học không sử dụng nhiệt thì sấy ở áp suất giảm và có sử dụng các chất bảo quản có hoạt tính diệt khuẩn, diệt nấm.
Công nghệ này sử dụng chất trơ như một màng sinh học bảo vệ hoạt chất khỏi những tác nhân "phá hoại" bên ngoài
Riêng với TPCN có nguồn gốc thiên nhiên, với yêu cầu hạn chế bảo quản bằng hoá chất hoặc nhiệt độ cao, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ bảo quản tương đối đặc biệt, đó là cô lập các phần tử nguyên liệu bởi các hoạt chất có tính trơ. Ví dụ như hoạt chất sinh học Nattokinase là một enzyme được phân lập từ vi khuẩn lành tính Lactobacillus Nato (lên men từ đậu tương) có tác dụng tiêu các tiểu cầu (tiêu protein) bị kết dính trong thành mạch máu. Hoạt chất này không bền trong không khí, nhất là với khí hậu nóng ẩm, dễ bị oxy hoá, dễ bị nấm mốc hay vi khuẩn làm hỏng. Với phương pháp bao chất trơ đối với từng phân tử nguyên liệu thì chất trơ này có tác dụng như một màng sinh học bảo vệ cho Enzyme Nattokinase không bị tác nhân bên ngoài tiếp xúc phá huỷ nhưng khi được giải phóng ở ống tiêu hoá Enzyme Nattokinase vẫn còn nguyên hoạt tính sinh học của nó.
Các chất trơ này là bí quyết công nghệ của các công ty sản xuất TPCN, thường có bản chất là các chuỗi cao phân tử (Polisaccaride) không có ảnh hưởng đối với cơ thể (nên gọi là chất trơ). Các chất trơ có kích thước phân tử phù hợp với phân tử Nattokinase và có ái lực lẫn nhau nên có khả năng bao từng phân tử. Bởi vậy, công nghệ bao này còn gọi Micro capsules (bao vi nang). Sau khi đóng nang, các sản phẩm này còn được bảo quản trong một màng nhôm. Nhôm có tác dụng bảo quản rất tốt do suất thấm ẩm của màng nhôm rất thấp, đạt yêu cầu bảo quản các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao (đồng thời cũng dễ hỏng).
Đây cũng là xu hướng phát triển tiếp theo trong công nghệ bào chế và bảo quản các hoạt chất thiên nhiên dùng làm TPCN trong thời gian tới. Đó là dùng chính các phân tử sinh học vừa có tính năng bao màng vừa có tính năng diệt vi khuẩn, nấm mốc. Việc áp dụng công nghệ cao trên việc bảo quản sản phẩm sẽ có hiệu quả hơn, giá thành cũng hạ hơn.
Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong việc bào chế và bảo quản các hoạt chất thiên nhiên dùng làm TPCN.
Hiện, Nattospes có chứa hoạt chất sinh học Nattokinase được sử dụng công nghệ bào chế micro capsule giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm lên 36 tháng thay vì 24 tháng với các công nghệ bào chế khác.

 

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất