Thuốc chữa đau nửa đầu gây rối loạn ăn uống?

Thuốc chữa đau nửa đầu gây rối loạn ăn uống?

Trẻ tăng động dễ bị rối loạn ăn uống

Có thể chết vì rối loạn ăn uống!

Báo động: Facebook gây rối loạn ăn uống và tự ti về vóc dáng

Facebook làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống

Thuốc topiramate là một loại thuốc kê toa, chính thức được phê duyệt để điều trị đau nửa đầu từ năm 2004. nghiên cứu mới đây cho thấy giảm thèm ăn và sút cân là hai tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này.

"Topiramate là giải pháp chữa đau nửa đầu hiệu quả ở phần lớn thanh thiếu niên, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nó có thể gây ra các triệu chứng rối loạn ăn uống",  Jocelyn Lebow - chuyên gia tâm lý thanh thiếu niên tại Đại học y khoa Miami Miller (Mỹ), tác giả Nghiên cứu, cho biết.

Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã phân tích chi tiết về 7 trường hợp tuổi từ 13 - 18. Các thanh thiếu niên này đã phát triển chứng rối loạn ăn uống sau khi bắt đầu dùng thuốc. 

Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ cho thấy mối liên hệ giữa việc uống thuốc và chứng rối loạn ăn uống mà không chứng minh được mối quan hệ nhân quả thật sự. Có thể trẻ bị chứng rối loạn này rồi và khi dùng thuốc thì làm tăng nguy cơ. Có 3 bệnh nhân không bị triệu chứng bệnh trước khi dùng thuốc, 3 em khác thì nghi ngờ rối loạn ăn uống trước khi uống thuốc. Trường hợp thứ 7 đã bệnh chứng này nhưng đã thuyên giảm và tái phát sau khi dùng thuốc. Bốn trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống không điển hình. Một trẻ mắc chứng ăn vô độ (cuồng ăn thần kinh), hai trẻ cuối cùng được chẩn đoán mắc chứng nhịn ăn (sợ ăn thần kinh).

Các chuyên gia khác cho rằng, mối liên quan giữa thuốc chữa đau nửa đầu và chứng rối loạn ăn uống không phải là phát hiện mới mẻ, thuốc topiramate gây khởi phát chứng rối loạn ăn uống ở cả người lớn và trẻ em.

Cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định mối nguy hiểm khi dùng thuốc chữa đau nửa đầu, tác giả nghiên cứu Jocelyn Lebow nhấn mạnh.

Chứng rối loạn ăn uống có nguồn gốc tâm lý, bao gồm:

1. Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Lúc nào cũng cảm thấy mình quá béo và nhịn ăn cho đến khi chỉ còn da bọc xương. Chứng nhịn ăn có thể dẫn đến tử vong vì thiếu chất.

2. Chứng ăn - ói (Bulimia Nervosa): Người mắc chứng này ăn thật nhiều xong tìm cách nôn ra hết để không bị tăng cân.

3. Chứng ăn vô độ (Binge Eating Disorder): Như tên gọi, người mắc chứng này có những bữa ăn thật nhiều nhưng không nôn.

Ngoài ra còn có những dạng khác như: Không ăn nhiều vẫn nôn, nhai và nhổ ra, nhịn ăn nhưng không sụt cân quá nhiều. Đa số những người Mỹ bị rối loạn ăn uống là nữ từ 12 - 25 tuổi.

Kim Chi H+ (Theo Healthday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn