VAFF: Thích ứng an toàn kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tăng cường sản xuất kinh doanh

Đảm bảo an toàn trong các dây chuyền sản xuất là một trong những biện pháp phòng chống dịch ở các nhà máy TPCN (ảnh minh họa)

Đằng sau tấm vé dự World Cup

Quang Hải dính COVID-19, Văn Lâm báo tin vui từ Nhật Bản

Lý giải tâm lý phụ huynh khi con trở lại trường

9 loại thực phẩm và chất dinh dưỡng giúp cải thiện quầng thâm mắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học, dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn. Phương thức để tồn tại là phải thích nghi với dịch bệnh, chung sống với dịch bệnh, vừa phòng chống dịch đảm bảo sức khỏe cho con người, vừa đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong sự kiểm soát dịch bệnh linh hoạt, an toàn và hiệu quả.

Hiệp hội TPCN Việt Nam dựa trên tinh thần của Nghị quyết số 128/NQQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ đã triển khai các biện pháp vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, tạo ra năng xuất cao, tao ra nhiều dòng sản phẩm TPCN có chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Theo dịch tễ học, dịch bệnh nói chung và dịch COVID-19 nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải có sự liên kết của ba mắt xích là: nguồn bệnh (người bị bệnh và người lành mang trùng); đường lây (đường hô hấp với dịch COVID-19) và sự cảm thụ (người chưa bị bệnh). Nguyên tắc phòng chống dịch là phải cắt rời các mắt xích. Nhằm vào nguyên tắc cơ bản phòng chống dịch, các biện pháp cần thực hiện để vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch có hiệu quả bao gồm:

(1) Trong dây chuyền sản xuất kinh doanh không để những người bị bệnh, mang mầm bệnh tham gia.

(2) Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN đều phải duy trì hệ thống quản lý ATTP như HACCP, GMP, GHP, GLP và các thực hành tốt ATTP.

(3) Thực hiện khoanh vùng, cách biệt các khu vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và giãn cách mật độ con người, kể cả khách hàng. Có điều kiện nên làm các tấm chắn giữa các khu vực và giữa các nhân viên sản xuất kinh doanh.

(4) Duy trì thường xuyên chế độ vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động: đeo khẩu trang, rửa tay, mặc bảo hộ lao động, không khạc nhổ bừa bãi…; Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; Chú ý ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm và TPCN hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

(5) Mọi nhân viên cần được tập huấn về dịch bệnh Covid-19, thực hiện giám sát và tự giám sát hàng ngày để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để cách ly kịp thời.

 

 

(6) Áp dụng thực hành ATTP thường xuyên trong ca làm việc: chế độ 5K, súc miệng nước muối, rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, sát khuẩn các bề mặt (sàn nhà, bờ tường, mặt bàn ghế, dụng cụ chế biến, thiết bị, máy móc…)

(7) Nhân viên phục vụ cần sử dụng găng tay một lần, khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh, cần đưa đi cách biệt mọi người, tránh tiếp xúc và được tư vấn, kiểm tra, xác định dịch bệnh rồi chuyển đi điều trị tại nhà hoặc bệnh viện tùy theo mức độ.

(8) Vận động 100% nhân viên tiêm vaccine phòng bệnh đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.

(9) Khách đến thăm và làm việc phải đeo khẩu trang suốt quá trình ở nhà máy, rửa tay bằng xà phòng đi đến và khi về, thực hiện giãn cách 2m người với người, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà máy.

(10) Người quản lý cần đầu tư chỉnh sửa cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện phòng chống dịch; Cung cấp các vật tư đầy đủ như khẩu trang, thuốc sát trùng; Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với phòng chống dịch; Đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch trong nhà xưởng, trên phương tiện ô tô, khi giao nhận hàng, trong nhà ăn, khu ở và các loại dịch vụ; tổ chức tập huấn, tiêm vaccine và kiểm tra giám sát sản xuất kinh doanh và các biện pháp phòng chống dịch.

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý