Người bệnh đái tháo đường thường xuyên có cảm giác thèm ăn
Tại sao không nên tự ý giảm liều thuốc đái tháo đường?
3 lời khuyên ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
7 thực phẩm “lành mạnh” chứa nhiều đường bạn nên cảnh giác
Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
Anshu Bhimbat - Bác sỹ tư vấn trực tuyến của công ty Dược Lloyds ở Buckinghamshire, trả lời:
Chào bạn!
Đái tháo đường là căn bệnh liên quan đến chuyển hóa cacbohydrate trong cơ thể. Thông thường, đường (glucose) được nạp vào qua đường ăn uống sẽ được insulin ở tuyến tụy chuyển hóa thành năng lượng để đi đến các mô cơ. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, quá trình chuyển hóa này lại gặp một số trở ngại như tuyến tụy không sản sinh ra insulin hoặc có nhưng không đủ hoặc đủ nhưng cơ thể lại không sử dụng được hiệu quả. Vì thế, đường bất đắc dĩ tồn lưu lại trong máu quá nhiều khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Đái tháo đường là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng đường (glucose) trong máu ở mức quá cao trong một thời gian dài liên tục.
Thèm ăn có thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Ngoài thèm ăn, người bệnh đái tháo đường còn gặp một số triệu chứng sau: Khát nước và đi tiểu thường xuyên.
Những người bị đái tháo đường có thể cảm thấy đói ngay cả khi họ vừa ăn uống xong bởi vì cơ thể của họ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách. Lượng glucose từ thực phẩm thay vì vào trong tế bào của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động bình thường thì nó vẫn còn trong máu và được đưa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
Nếu bạn luôn cảm thấy thèm ăn, đói bụng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đái tháo đường của bạn không được kiểm soát tốt và bạn nên nói chuyện với bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn