- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Chế độ ăn kiêng giữ vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường
Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
5 loại nước ép có chỉ số đường huyết thấp cho người đái tháo đường
Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường với TĐCare
Mầm bông cải xanh có thể giúp khắc phục bệnh đái tháo đường
Những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày có ảnh hưởng đến độ pH trong cơ thể. Ăn một số thực phẩm nhất định có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ acid của cơ thể. Để luôn khỏe mạnh, bạn nên kiểm soát nồng độ acid và kiềm trong cơ thể ở mức cân bằng.
Nếu bị đái tháo đường, việc duy trì cân bằng nồng độ acid và kiềm trong cơ thể đặc biệt quan trọng. Nguyên nhân là người bị đái tháo đường dễ gặp các biến chứng về thận. Thận có vai trò thải chất độc ra khỏi cơ thể và qua đó làm sạch máu. Lượng glucose và acid dư thừa trong máu sẽ ảnh hưởng xấu đến thận, người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường (diabetic ketoacidosis – DKA). Nếu tình trạng này kéo dài người bệnh có thể bị nguy hiểm tính mạng.
Người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn uống hợp lý
Theo Tiến sỹ Manjiri Puranik - Người sáng lập của InstaSculpt (một chuỗi các phòng khám về béo phì và thẩm mỹ ở Mumbai, Ấn Độ), dưới đây là những lời khuyên về chế độ ăn kiêng để người bệnh đái tháo đường cân bằng acid - kiềm trong cơ thể:
Không ăn thực phẩm có tính acid
Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và tránh các thực phẩm giàu carbohydrate vì chúng có thể làm tăng nồng độ acid trong cơ thể.
Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy tránh những thực phẩm có xu hướng tạo ra nhiều acid trong cơ thể.
- Phomai
- Thịt đỏ, gia cầm, cá, trứng
- Sữa và một số sản phẩm từ sữa
- Rượu, bia
- Giấm
- Lúa mì
Các loại thực phẩm có tính acid mà người bị đái tháo đường không nên ăn
Ăn các thực phẩm giàu kiềm sẽ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, bởi vậy bạn nên ăn nhiều các thực phẩm như:
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn
- Các loại quả mọng
- Trái cây họ cam quýt
- Quả hạch và các loại hạt
Tránh ăn các thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn
Hầu hết các loại thực phẩm tinh chế có chỉ số đường huyết cao (chỉ số GÌ) và hàm lượng chất xơ thấp nên nó làm lượng đường huyết trong máu tăng lên nhanh chóng. Thực phẩm tinh chế cũng là nguyên nhân làm tăng đồng độ acid trong cơ thể. Bởi vậy bạn nên tránh ăn chúng. Cũng tương tự thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng nồng độ acid trong cơ thể.
Tránh ăn hoặc uống các đồ uống có nồng độ acid vào buổi sáng
Nếu bạn có thói quen uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng, thì hãy dừng lại. Những đồ uống có tính acid sẽ ngăn ngừa sự hấp thu khoáng chất và vitamin trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng một số hormone gây căng thẳng và gây nên tình trạng kháng insulin dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao.
Bình luận của bạn