Bất hạnh ập đến không ngờ, cô bé Maria trở thành mồ côi chỉ vì những củ khoai tây thối rữa (Ảnh: Internet)
Lợi ích vỏ khoai tây đối với sức khỏe
13 sai lầm ngay từ khi thức giấc khiến ngày dài tồi tệ hơn
9 thay đổi nhỏ để khỏe hơn trong năm mới 2017
Thói quen tiêu dùng có thể… gây hại cho bạn như thế nào?
Khoai tây là một trong những thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà hầu như mọi gia đình đều có trữ sẵn ở trong nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khoai tây sẽ trở thành một chất cực độc, thậm chí có khả năng gây tử vong, chẳng hạn như khi khoai mọc mầm hoặc bị thối rữa.
Câu chuyện bi kịch của gia đình cô bé Maria Chelycheva (Nga) là một lời cảnh báo mạnh mẽ tới tất cả các bà nội trợ có thói quen tích trữ khoai tây để tránh tai nạn tương tự xảy ra.
Vào năm 2014, khi cha của Maria xuống hầm lấy khoai tây mà mãi không thấy quay lên, mẹ cô bé cũng xuống hầm để tìm và cũng không thấy quay trở lại. Điều khó hiểu tiếp tục xảy ra với anh trai và sau đó là bà ngoại cô bé. May mắn thay trước khi đi xuống hầm, bà ngoại Maria đã gọi cho những người hàng xóm nhờ giúp đỡ. Họ đã đến kịp thời và cứu mạng Maria nhưng điều bất hạnh kinh khủng đó là tất cả người thân của cô bé đã chết ngay trong hầm trước đó rồi.
Theo điều tra của cảnh sát thì cả nhà của Maria đã bị hít phải khí độc thải ra từ những củ khoai tây bị thối rữa mà họ tích trữ trong hầm. Trong khoai tây chứa glycoalkaloids, một hợp chất hóa học độc rất nguy hiểm. Điều đó làm cho khoai tây có thể gây độc hại khi chúng ta ăn hoặc hít phải chất độc hại đó. Nồng độ chất độc glycoalkaloids trong khoai tây càng tăng lên gấp bội phần khi chúng bị thối và phát tán trong không khí. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ cần tiêu thụ 3 - 6mg glycoalkaloids cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là đã có thể gây tử vong.
Khoai tây tuy ăn ngon nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu như không biết cách bảo quản và chế biến. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, các bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Khi chọn khoai, nên chọn những củ nặng tay, lành lặn, vỏ trơn nhẵn và ngả vàng;
- Không nên để khoai tây nơi có nhiều ánh sáng và không nên lưu trữ quá 12 ngày;
- Khi gọt vỏ thấy vệt xanh thì nên khoét bỏ, sau đó ngâm khoai trong nước muối loãng trước khi chế biến để hạn chế bớt độc tố;
- Tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm và nếu có tích trữ khoai thì phải thường xuyên kiểm tra nếu thấy củ nào có màu xanh lá hoặc sắp hỏng thì phải vứt bỏ ngay.
Bình luận của bạn