Những chiếc kim "thần kỳ" khiến người câm biết nói, trẻ bị liệt biết đi

Tất cả các bệnh nhi đang được điều trị ở đây đều có chung một điểm là tìm đến châm cứu như một “cứu cánh” cuối cùng của cuộc đời

Châm cứu giúp cải thiện trí nhớ cho người đãng trí

Sau tai biến mạch máu não châm cứu có hại gì không?

Đổ xô đi châm cứu tai để giảm béo

Có nên cho trẻ nhỏ châm cứu?

Có mặt tại Khoa Nhi – Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chứng kiến cảnh những bệnh nhi bị liệt, bại não hoặc tự kỷ… khiến nhiều người khỏi xót xa. Những bệnh nhi này có thể do mắc bệnh bẩm sinh, do di chứng bệnh tật hoặc cũng có thể do những sai lầm của chính bố mẹ.

Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhi đang được điều trị ở đây đều có chung một điểm là tìm đến châm cứu như một “cứu cánh” cuối cùng của cuộc đời. Ths.BS Dương Văn Tâm – Trưởng đơn vị điều trị Liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em cho biết, các bệnh nhi trước khi đến đây đều đi khám, chữa ở rất nhiều nơi. Đến lúc không mang lại kết quả gì họ mới tìm đến với châm cứu.

Đa số trẻ đến điều trị bằng phương pháp châm cứu đều đã điều trị ở nhiều nơi khác trước đó.
 “Điều đó gây khó khăn rất lớn cho chúng tôi vì bệnh đã ở giai đoạn nặng, mất rất nhiều thời gian chữa trị và thậm chí những trường hợp chỉ có thể điều trị sao cho bệnh không tiến triển. Nhưng quan điểm của chúng tôi là “còn nước, còn tát”, cố gắng hết sức mình để cứu người”, BS. Tâm chia sẻ.

Theo BS. Tâm, mỗi năm đơn vị tiếp nhận khoảng 5.000 lượt trẻ điều trị phục hồi chức năng, chủ yếu là trẻ bị tự kỷ, liệt, bại não, tật ngôn ngữ… Trong đó có những trẻ nhỏ nhất mới chỉ 42 ngày tuổi, bị liệt tay do tai biến sản khoa.

“Cháu Bảo Ngọc (42 ngày tuổi, ở Ninh Bình) bị liệt tai do tai biến sản khoa, hiện điều trị ở viện được khoảng 1 tháng và có tiến triển rất tốt. Đối với những bệnh nhi này các bác sỹ phải thực hiện một gói các kỹ thuật cao và phải mất thời gian điều trị lâu dài”, BS. Tâm cho biết.

Cháu Bảo Ngọc (nhập viện lúc 42 ngày tuổi) và mẹ chuẩn bị được xuất viện.

BS. Tâm cho biết thêm, hiện nay nhiều phụ huynh đang lạm dụng mổ đẻ để chọn ngày đẹp, giờ đẹp hoặc do một số lý do khác cũng khiến trẻ khi sinh ra bị ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt là các di chứng thần kinh và rất dễ bị bại não.

“Nếu đẻ thường thì tỷ lệ bị ảnh hưởng rất thấp, 1.000 ca mới có 1 đến 2 ca mắc. Nhưng nếu đẻ can thiệp thì nguy cơ lên đến 30%. Vì thế các bà mẹ, thậm chí là các các sở y tế không nên quá lạm dụng và chỉ đẻ can thiệp khi có chỉ định thật sự cần thiết”, BS. Tâm khuyến cáo.

Còn tại các phòng bệnh, khi chia sẻ với phóng viên về việc quyết định chọn châm cứu để chữa bệnh cho con, nhiều phụ huynh cảm thấy nuối tiếc vì đã biết đến phương pháp này quá muộn.

BS. Tâm đang điều trị cho bệnh nhân bị não úng thủy.

Bác Hùng (ở Hà Tĩnh) có cháu bị não úng thủy đang nằm điều trị tại đây chia sẻ: “Trước đây gia đình cho cháu đi chạy chữa khắp nơi không khỏi, sau đó gia đình đưa cháu về nhà chăm sóc vì đây là bệnh bẩm sinh.

Sau khi nghe mọi người mách châm cứu có thể điều trị được bệnh này chúng tôi vội vàng đưa cháu vào đây. Hiện cháu đã ổn hơn rất nhiều, nhưng bác sỹ nói phải điều trị lâu dài”.

Còn chị Phùng Thị Hà, mẹ của cháu Phạm Nhật Tân bị liệt cho biết, cháu Tân đã điều trị tại bệnh viện một thời gian, cháu đã phục hồi tốt. Các bác sỹ cho biết nếu bệnh tình bé tiến triển như hiện tại cháu có thể đi lại được.

Ngoài hai trường hợp trên, có nhiều trẻ đã được các bác sỹ chữa trị thành công và trở lại cuộc sống bình thường. Thậm chí có cháu bị “cấm khẩu” 6 tháng trời do ức chế tâm lý, nhưng chỉ sau 8 ngày điều trị đã nói trở lại.

Chị Phùng Thị Hà đang được bác sỹ hướng dẫn cách xoa bóp phục hồi chức năng cho con trai là Phạm Nhật Tân.

Trước những ca bệnh trên, BS. Tâm cho biết, đó là sự thật, tuy nhiên để có kết quả như vậy không phải câu chuyện ngày một, ngày hai mà là cả quá trình, đặc biệt là phải áp dụng nhiều phương pháp điều trị.

“Đa số các bệnh nhân đến đây đều đã ở thể nặng, vì thế khi điều trị chúng tôi phải áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như: Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, cấy chỉ, phục hồi chức năng…

Không chỉ có vậy, nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều chuyên gia để điều trị như: Sản khoa, nhi khoa, ngoại khoa…một phần không thể thiếu nữa là các bậc phụ huynh cũng phải tham gia vào quá trình điều trị, đó là phục hồi chức năng cho trẻ”, BS. Tâm chia sẻ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội