Tôi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay không?

Những ai có nguy cơ nhồi máu cơ tim?

80% ca nhồi máu cơ tim có thể tránh được nhờ...

Đau vai có phải dấu hiệu nhồi máu cơ tim?

6 triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Đau ngực có phải nhồi máu cơ tim?

Chuyên gia tim mạch - TS.BS Gary Milechman, Trung tâm Y khoa California: 

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn có nhiều điểm phức tạp, tuy nhiên, những gì bạn chỉ ra cho thấy bạn đang ở trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Tôi có thể giải thích như sau: Trong rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim thì huyết áp cao và nồng độ cholesterol "xấu" (LDL cholesterol) cao, nồng độ cholesterol "tốt" (HDL cholesterol) thấp - là các yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành và đái tháo đường (thậm chí tiền đái tháo đường) là ba yếu tố không kém phần quan trọng. Chúng ta không bàn đến các yếu tố nguy cơ khác gây nhồi máu cơ tim mà y học chưa đo lường được, chẳng hạn như khả năng kháng lại sự tích tụ cholesterol của thành mạch máu.

Tuy nhiên, không thể khẳng định chính xác nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim của bạn là bao nhiêu phần trăm. Cũng giống như khi đặt ra câu hỏi: "Nguy cơ gặp tai nạn giao thông khi lái xe là bao nhiêu?". Vì vậy, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được những gì có thể kiểm soát, chẳng hạn trong trường hợp của bạn, bạn nên giảm tối đa các yếu tố nguy cơ, cụ thể là tình trạng thừa cân, béo phì. 

Trước hết, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân vì sao bị khó thở khi gắng sức, nó có liên quan gì đến tình trạng béo phì không hay là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh phổi? Sau đó, bạn cần cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất để giảm cân. Dù bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay không thì những việc đó đều cần thiết để duy trì một trái tim khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc..

Mặc dù huyết áp và chỉ số cholesterol của bạn trong giới hạn bình thường nhưng nguy cơ tim mạch của bạn vẫn còn, vì vậy trước và sau khi đi khám xác định chính xác tình trạng khó thở khi gắng sức, bạn hoàn toàn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện lưu lượng máu tới các cơ quan và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Sản phẩm gợi ý:



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị