Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ
6 triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ
Tôi có nguy cơ mắc bệnh tim hay không?
Phòng "đột quỵ tim" không dùng thuốc
Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và chẩn đoán
Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân và triệu chứng
Theo Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị tắc nghẽn. Theo thời gian, lòng động mạch vành có thể bị thu hẹp do sự tích tụ của cholesterol và các chất khác (xơ vữa động mạch). Khi tắc đến mức độ nào đó, mảng xơ vữa sẽ gây co thắt mạch vành, cản trở lưu lượng máu tới tim và gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Hút thuốc lá và sử dụng chất gây nghiện có thể gây co thắt mạch vành, đe dọa tính mạng. Cơn nhồi máu cơ tim cũng có thể xảy ra do bóc tách động mạch vành tự phát.
Mỗi người sẽ trải qua cơn nhồi máu cơ tim một cách khác nhau. Các triệu chứng điển hình của cơn nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau nhói ngực trái, đau đột ngột cánh tay trái, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, vã mồ hôi... Tuy nhiên, có những người bị nhồi máu cơ tim mà không có triệu chứng gì, điều này vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần chủ động phòng ngừa nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác bằng việc thay đổi lối sống.
5 thay đổi trong lối sống phòng nhồi máu cơ tim
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ Viện Karolinska (Thụy Điển) trong vòng 11 năm đã phát hiện 5 yếu tố liên quan đến lối sống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, bao gồm:
1. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh 2. Không hút thuốc lá 3. Duy trì hoạt động thể chất (đi bộ/đạp xe hơn 40 phút mỗi ngày và tập thể dục nhiều hơn 1 giờ mỗi tuần) 4. Có vòng eo dưới 95cm 5. Hạn chế đồ uống có cồn (nhiều nhất 10 - 30gr/ngày) |
Bằng việc thực hiện 5 thói quen này, bạn sẽ giảm được tới 80% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí của American College of Cardiology.
Bình luận của bạn