TPCN: Nguy cơ thất thế ngay trên sân nhà

2020: TPCN sẽ trở thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn?

50% cơ sở TPCN vi phạm: “Bệnh nặng do nhờn thuốc”

VAFF thành lập Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm TPCN

Quảng cáo TPCN sai phép: Thêm hai đơn vị bị xử phạt

TPCN kém chất lượng: Dân mất đi cơ hội tăng cường sức khỏe?

Xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại

Theo PGS. TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, TPCN dần đã trở thành xu thế, nhu cầu cấp thiết của của người tiêu dùng trong cuộc sống hiện đại.

Nguyên nhân xuất phát từ chính sự thay đổi về phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, phương thức tiêu dùng và môi trường đã làm cho khẩu phần ăn hàng ngày của con người thiếu hút các Vitamin và khoáng chất gây ra các gốc tự do trong cơ thể gây nên sự rối loại cấu trúc sinh lý và rối loạn cân bằng nội môi cũng như chức năng cơ thể.

Hậu quả là, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ của cơn đại dịch các bệnh mãn tính không lây, ví dụ như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tăng cân, béo phì...

TPCN là xu hướng tất yếu của thời đại

Vì vậy, việc sử dụng các loại TPCN là cần thiết và tất yếu để ngăn chặn “cơn thủy triều” đại dịch các bệnh mạn tính không lây. Cũng bởi những công dụng trên, TPCN được ví như “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây.

Sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ của thực phẩm chức năng tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua chính là minh chứng rõ nét nhất của tính cấp thiết và tất yếu này. Từ chỗ chỉ có 13 cơ sở nhập khẩu và phân phối 63 loại sản phẩm, đến nay tại Việt Nam đã có gần 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối hơn 10 nghìn sản phẩm TPCN đang được lưu hành trên thị trường.

Thất thế ngay trên sân nhà

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lưu ý là trong số các TPCN đang lưu hành trên thị trường, có tới 58% là sản phẩm nhập khẩu và 42% là sản phẩm sản xuất trong nước. Cán cân nhập khẩu/sản xuất trong nước thậm chí còn đang ngày càng nghiêng về phía các nhà sản xuất TPCN ngoại nhập.

Những con số về nguyên liệu sử dụng cho sản xuất TPCN trong nước cũng khiến các nhà quản lý phải suy ngẫm. Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 3.948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc và hoàn toàn có thể đáp ứng được nhiều hơn cho sản xuất.

TPCN đang thất thế ngay trên sân nhà

 

Nghịch lý ở chỗ, trên 80% sản lượng và gần 500 danh mục dược liệu là nhập khẩu. Nguy hiểm hơn, các nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng chưa phải là nguyên liệu sạch và đảm bảo cho sản xuất TPCN. Kết quả từ một đợt tổng kiểm tra của Viện Kiểm nghiệm của Bộ Y tế cho thấy, trong số 60 mẫu được kiểm tra thì có tới 60% không đạt tiêu chuẩn. Như vậy, về nguyên liệu, chúng ta không những chưa sử dụng được đúng mực tiềm năng nguồn thảo dược của Việt Nam mà còn khó đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu nhập để có các sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Nguy cơ với ngành TPCN trong nước

Theo PGS. TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, ngành sản xuất TPCN Việt Nam đang phải đối mặt với 8 nguy cơ/bất cập lớn:

Thứ nhất, điều kiện sản xuất TPCN quá thả nổi, quá lỏng lẻo, ai cũng có thể sản xuất TPCN; không có điều kiện cụ thể, không hội đủ 3P (ở Mỹ, đủ 3P – GAP, GMP, GLP - mới cho phép sản xuất TPCN). Tại Việt Nam hiện nay, có một thực tế đáng buồn là có cả người đang sản xuất thức ăn cho động vật, lại chuyển sang sản xuất TPCN.

Thứ hai, điều kiện để TPCN được lưu hành ở Việt Nam quá dễ, cũng ảnh hưởng tới chất lượng TPCN.

 

Theo PGS. TS Trần Đáng, có tới 8 bất cập lớn của ngành TPCN

 

Thứ ba, thành phần của TPCN: Đã gọi là thực phẩm thì chỉ một số thứ có thể ăn được thôi, nhưng hiện nay Việt Nam chưa quy định cụ thể những thành phần được phép có trong TPCN và những thành phần phải cấm, đó là điều rất nguy hiểm. Một số doanh nghiệp dược lớn của Việt Nam đưa cả các thành phần thuốc vào TPCN.

Thứ tư, sự công bố tác dụng đối với sức khỏe của TPCN còn thả nổi. DN công bố tác dụng TPCN như một thần dược rất cụ thể, có khi còn công bố tác dụng mạnh hơn thuốc? Vì TPCN chỉ mang tính hỗ trợ chứ làm sao có tác dụng như thuốc?

Thứ năm, quảng cáo thái quá: 50% quảng cáo không đúng nội dung đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế.

Thứ sáu là về hiệu quả, chất lượng và tính an toàn của TPCN. Đây là 3 tính cơ bản của 1 sản phẩm, yêu cầu phải nêu được định nghĩa, tiêu chí. Tuy nhiên, đến nay điều này vẫn chưa đảm bảo được.

Thứ bảy là thực trạng TPCN xách tay, lậu tràn lan lưu hành, không đảm bảo an toàn.

Thứ tám là nhiều yếu kém trong kiểm nghiệm, trang thiết bị…

Chính 8 tồn tại trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành TPCN và Nhà nước chưa thể chủ động được. Vì vậy, không hề ngạc nhiên khi ngành sản xuất TPCN của Việt Nam dù có tiềm năng lớn nhưng vẫn đang có nguy cơ “lép vế” ngay trên sân nhà.

Cảnh Phong (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng