Quản lý TPCN: 10 năm mới chỉ có 2 văn bản quản lý
Quản lý TPCN: Bất cập và khó khăn
Bệnh viện đầu tiên lắp đặt hệ thống quản lý thông minh
Health Claims trong quản lý TPCN
TPCN kém chất lượng: Dân mất đi cơ hội tăng cường sức khỏe?
Quảng cáo TPCN, “Một tấc lên trời”
Theo báo cáo ban đầu của Cục An toàn Thực phẩm, trong số 3.781 mẫu được kiểm tra có 1830 mẫu không đạt tiêu chuẩn , 14 cơ sở bị đình chỉ hoạt động. 105 sản phẩm bị đình chỉ lưu hành. Cũng từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi 9 giấy xác nhận công bố chất lượng, trong 5 tháng đầu năm 2014 đã xử phạt 35 cơ sở vi phạm với số tiền gần 700 triệu đông, trong đó chủ yếu là các lỗi về ghi nhãn, vi phạm về chất lượng, và quảng cáo sai.
Việc quảng cáo tràn lan, thổi phồng công dụng của các cơ sở kinh doanh trên các trang web, trên TV không được kiểm soát dẫn đến người tiêu dùng bị lạc vào ma trận. Sai phạm chung của các doanh nghiệp khi quảng cáo là biến TPCN trở thành “thần dược” như nhanh chóng lấy được vóc dáng, nhan sắc, chống ung thư... Các loại thực phẩm này đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Tuy nhiên những tác dụng hay ảnh hưởng của các sản phẩm TPCN này khó có thể đong , đo được chính xác.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Trần Quang Trung thừa nhận: "Khó kiểm soát và ngăn chặn các trang web đăng tải thông tin về TPCN với quảng cáo "một tấc lên giời". Trong khi đó, không ít doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm, tái phạm và các cơ quan chức năng phải "đuổi theo" để xử lý vi phạm!
Bất cập trong quản lý
Cục ATTP đã phải tiến hành rất nhiều hình thức xử phạt như phạt tiền, thu hồi giấy xác nhận công bố sản phẩm. Đồng thời, Cục đã buộc các cơ sở vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng.... Nhưng dường như những hình thức xử phạt đó chỉ mang tính chất “hình thức” và không có tính răn đe. Xử phạt xong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN vẫn tiếp tục vi phạm thậm chí có những cơ sở vi phạm tới 4 lần chỉ trong 6 tháng đó là Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia (trụ sở tại Hà Nội) hay có công ty kinh doanh thực phẩm chức năng ở TPHCM bị rút giấy phép kinh doanh, khi ra Hà Nội họ lại đổi tên và tiếp tục hoạt động.
Có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh TPCN đang là một bức tranh màu xám và sẽ tiếp tục xám hơn khi tất cả những bất cập, khó khăn trên đây vẫn tồn tại. Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Bao giờ sẽ hết những khó khăn, bất cập đó” thì câu trả lời thật khó, không nhà chức trách nào dám đưa ra một cách cụ thể. Bởi vậy, “người tiêu dùng nên hết sức thận trọng khi sử dụng thức phẩm chức năng, phải xem xét kỹ càng trước khi chọn lựa, phải hỏi kỹ chuyên gia y tế, dược phẩm, đừng nghe vào quảng cáo thổi phồng về công dụng để mất tiền oan” – PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp Hội TPCN Việt Nam khuyến cáo
Bình luận của bạn