Bắp và đậu nành được một cơ sở ở Đắk Lắk rang lên thành cà phê. Ảnh: H.Q
Bắt quả tang lò cà phê độn đậu nành, pha nước mắm
Uống cà phê quá nhiều, coi chừng điếc!
Cà phê hữu cơ: Hướng đi mới cho ngành cà phê Việt
7 loại trà thảo dược có thể thay thế cà phê
Ngày 11/7, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc khảo sát hàm lượng caffeine trong 253 mẫu cà phê đen tại 4 tỉnh, thành phố lớn gồm: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Sóc Trăng trong tháng 6 và 7/2016 cho thấy có gần một nửa (47,54%) các mẫu cà phê lấy từ các quán nhỏ, xe đẩy, vỉa hè, và căn tin bệnh viện, có hàm lượng caffeine rất thấp, thậm chí các mẫu tại các địa điểm cà phê bệt, xe đẩy thì hoàn toàn không có hàm lượng caffeine.
Câu chuyện về cà phê bẩn - độc - trộn rõ ràng vẫn chưa phải là câu chuyện cũ!
Uống cà phê mà không có cà phê!
Các mẫu khảo sát do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam thực hiện được mua ngẫu nhiên tại các địa điểm kinh doanh cà phê khác nhau từ cà phê quán (cửa hành lịch sự); Quán cà phê nhỏ (quán cóc); Căn tin bệnh viện; Cà phê vỉa hè, cà phê bệt và xe đẩy. Theo kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy: Trong 253 mẫu xét nghiệm thì có tới 1/3 số mẫu (chiếm 30,04%) có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1gr/lít), trong đó có tới 5 mẫu hoàn toàn không chứa caffeine (chiếm gần 2% tổng số mẫu khảo sát). Phần lớn các mẫu này được tìm thấy từ các điểm bán cà phê nhỏ, vỉa hè, quán cóc hay cà phê bệt.
Theo kết quả khảo sát căn cứ trên địa điểm chọn mẫu cho thấy có gần một nửa (47,54%) các mẫu cà phê lấy từ các quán nhỏ, xe đẩy, vỉa hè, và căn tin bệnh viện, có hàm lượng caffeine rất thấp, thậm chí các mẫu tại các địa điểm cà phê bệt, xe đẩy thì hoàn toàn không có hàm lượng caffeine.
Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam thì đợt khảo sát nhanh này mới chỉ đưa ra bức phác thảo về cà phê đang được những người bình dân uống. Thực trạng này cho thấy, nhiều nhà kinh doanh đang bịt mắt người tiêu dùng, cung cấp những ly cà phê mà không phải cà phê hay người tiêu dùng đang uống những thứ chất lỏng… giông giống cà phê.
Hiểm họa tiềm tàng đến sức khỏe và gian lận thương mại
Theo báo cáo về ngành cà phê Việt Nam do Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (xuất bản ngày 6/1/2016), niên vụ 2015/2016, tiêu thụ cà phê rang xay nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,25 triệu bao, tương đương 135 triệu kg cà phê nguyên liệu. Nếu tính bình quân theo chuẩn ly cà phê espresso của Mỹ, một ly cà phê pha chế mất 8gr cà phê nguyên liệu, vậy trung bình trong vòng một năm người Việt Nam có thể tiêu thụ hơn 16,8 tỷ ly cà phê. Nhưng, không ai biết được trong 16,8 tỷ ly cà phê đó có bao nhiêu ly thực sự làm từ cà phê và thông qua quy tình sản xuất hợp vệ sinh. Trong khi đó, thực trạng cà phê hóa chất và cà phê trộn vẫn diễn ra ngày càng dày đặc và tiềm tàng hiểm họa, đe dọa sức khỏe người dân.
Ông Nguyễn Quang Bình - Chuyên gia theo dõi và phân tích diễn biến kinh tế và xã hội trong ngành hàng cà phê cho biết: Thực tế có tình trạng nhà sản xuất cà phê không dùng nguyên liệu chính là cà phê hạt để rang xay, mà dùng các loại khác như: Đậu nành, bắp, hạt cau, hay thậm chí một số nguyên liệu rẻ tiền hơn, để kiếm tiền bất chính. Mỗi kg cà phê tươi bán ra giá gần 50.000 đồng, chưa bao gồm công rang xay, bao bì, chi phí phân phối, tài chính... Nhưng hiện tại lại có nhiều loại cà phê trôi nổi trên thị trường bán ra thành phẩm chỉ chừng 40.000 đồng/kg. Nhà sản xuất nói là cà phê, nhưng sản phẩm họ đưa ra lưu thông trên thị trường không phải là cà phê, không ghi rõ thành phần nguyên phụ liệu của sản phẩm trên bao bì cụ thể.
Hương liệu và hóa chất phát hiện tại một lò rang xay cà phê. Ảnh: Đ.H
“Thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng: Uống một thức uống độc, bẩn, trộn nhưng lại phải trả tiền như ly cà phê thật trên một đất nước Việt Nam sản xuất và xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới, thì quả là quá lạ lùng!”, ông Nguyễn Quang Bình khẳng định.
Chia sẻ về chất lượng cà phê Việt Nam, ông William Robert Frith Jr - Chuyên gia quốc tế về kiểm soát chất lượng cà phê ở Mỹ cho biết: “Thị trường cà phê Việt Nam quá tập trung vào giá rẻ, số lượng và sản xuất phát triển bằng mọi giá. Và điều đó có ảnh hưởng xấu tới đất, dẫn tới việc vẻ đẹp thiên nhiên còn sót lại ở Việt Nam bị phá hủy. Vì quá tập trung vào giá thành thấp, nên nhiều công ty sản xuất đã “đi đường tắt” và làm cho sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn - nghĩa là làm cắt giảm phần cà phê, hòa trộn với các loại hạt khác (bị rang cháy), hoặc thêm hương vị làm giảm chất lượng cà phê. Tất cả những điều này đều là hành vi tồi tệ, bởi nó tạo ra “sản phẩm cà phê” chứ không còn là cà phê thật nữa”.
Ông William cho biết thêm: “Ở nhiều nơi tại Mỹ, luật pháp bắt buộc phải liệt kê danh sách các thành phần được dùng trong thực phẩm, sau đó phải được sự chấp thuận của các thanh tra y tế. Các thanh tra viên sẽ quay lại kiểm tra một năm một lần hoặc nhiều hơn để chắc chắn rằng mọi thứ luôn trong tình trạng tốt. Điều này cũng đang được thực hiện ở các nước khác.
“Trung thực” và “minh bạch” là hai yếu tố vô cùng quan trọng, phụ thuộc vào các nhà máy, xưởng hay các công ty sản xuất cà phê, nếu họ dùng đúng nhãn mác thật và giá cả hợp lý.
Bình luận của bạn