Mẹ sơ sẩy, con trai 11 tháng tuổi bị cả ấm nước siêu tốc đổ từ đầu xuống chân

Những hình ảnh khiến nhiều người phải xót xa

Sử dụng ấm siêu tốc, một sinh viên Đại học Y Dược tử vong

Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?

Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị bỏng

Có nên bôi mật gấu khi bị bong gân?

Trường hợp thương tâm trên là cháu Nguyễn Công Khanh (11 tháng tuổi, ở xóm 16 Phúc Tho, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), hiện đang điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. 

Chị Trần Thị Phú (mẹ cháu Khanh) cho hay, sự việc xảy ra vào chiều ngày 30/9. Nước vừa đun sôi trong chiếc ấm siêu tốc đã đổ từ trên bàn xuống và dội toàn bộ vào người cháu bé.

“Bình thường, nhà tôi vẫn để ấm nước siêu tốc trên kệ tivi. Chủ quan nghĩ rằng ấm điện có chức  năng tự ngắt nên tôi chủ quan không để ý trông con, chỉ mải tập trung nấu cháo. Đến khi nghe tiếng gào khóc thất thanh của con, tôi chạy ra nhưng đã quá muộn”, chị Phú nước mắt ngắn dài nhớ lại.

Sau khi bị nạn, gia đình đã đưa cháu đi bệnh viện huyện, sau đó là bệnh viện tỉnh và cuối cùng là chuyển ra Viện Bỏng Quốc gia để cấp cứu. Tính đến thời điểm này, sau gần 1 tháng chăm sóc, cháu Khanh tuy đã qua cơn nguy kịch nhưng do bỏng nặng thời gian điều trị sẽ vẫn còn dài.

Bác sỹ cho biết, cháu Khanh sẽ phải tiến hành nhiều ca phẫu thuật cấy ghép tốn kém, để có thể hồi phục lại. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình bệnh nhi rất khó khăn. Ngôi nhà mà em và bố mẹ đang ở cũng phải đi mượn của người hàng xóm. Bố cháu Khanh đi làm phụ hồ để nuôi sống cả gia đình vì mẹ không có nghề nghiệp. Để có tiền điều trị cho con trong những  ngày qua, chị Phú mẹ bé đã phải chạy vạy vay của người thân, bà con hơn 40 triệu đồng. 

Điều đáng nói là trường hợp trẻ bị tai nạn do bỏng nước không hề hiếm gặp. Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu và điều trị cho một bé trai 13 tháng tuổi, N.Q.H, ở huyện Đông Anh, Hà Nội, bỏng nước ấm siêu tốc.

Theo lời kể của gia đình, dù đã lường trước được rằng con hay nghịch ngợm và hiếu động, nên mẹ cháu H. đã đặt bình đun nước siêu tốc vào góc phòng rồi mới cắm điện.

Tuy nhiên, khi mẹ vừa ra ngoài phơi quần áo khoảng 5 phút, bé H. kêu khóc thất thanh trong nhà. Khi mọi người chạy vào, nhìn thấy cháu H. vẫn đang ôm cả chiếc ấm trong người. Hậu quả, bé phải nhập viện với chẩn đoán của bác sỹ bỏng độ 2.

Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Thống – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, những trường hợp bỏng do sinh hoạt trong đó có bỏng do nước sôi rất hay gặp ở lứa tuổi nhi đồng.

BS Nguyễn Thống đang thăm khám cho một bệnh nhi bị bỏng

Nguyên nhân dẫn đến những trường hợp bỏng này thường là do sự bất cẩn của phụ huynh. “Chúng ta không thể đổ lỗi cho trẻ hiếu động, vì trong độ tuổi đó, trẻ thích khám phá và tìm tòi, chỉ cần người lớn xảy một ly là đi ngàn dặm”, BS Thống nói.

Để đề phòng những tai nạn đáng tiếc xảy ra, biện pháp hữu hiệu nhất đó là sự ngăn nắp và cẩn thận của chính các bậc phụ huynh: Tất cả các vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ như phích nước, đồ điện (ấm siêu tốc, nồi cơm điện), vật sắc nhọn... đều phải để xa tầm tay trẻ nhỏ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn