Tĩnh trạng lãng phí thức ăn ở Việt Nam đang ở mức báo động!
Tránh lãng phí thức ăn chỉ nhờ... bao bì thực phẩm!
Cuối tuần ăn ngon bổ rẻ từ... đồ ăn thừa
Những sai lầm chết người khi ăn lại thức ăn thừa
Ngoài ung thư, ô nhiễm môi trường còn "giết" bạn vì gây ra những bệnh gì?
Chất độc gây rối loạn nội tiết có thể tồn tại trong nước sinh hoạt?
Một khảo sát mới đây do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình trải dài trên 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia có tình trạng lãng phí thực phẩm đáng ngại, với tỷ lệ 87% hộ lãng phí thức ăn mỗi tuần. Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm trong khu vực. Chỉ 41% hộ gia đình Việt Nam trong khảo sát cho biết họ vứt bỏ ít hơn 1 đĩa thức ăn mỗi tuần. Tỷ lệ lãng phí thức ăn thấp nhất là Australia khi cứ 4 hộ gia đình thì có hơn 1 hộ không vứt bỏ gì. Kế tiếp là Malaysia và Philippines.
Tìm hiểu thực trạng lãng phí thực phẩm ở các nước châu Á - Thái Bình Dương trong infographic dưới đây:
Nguyên nhân lãng phí thức ăn ở Việt Nam
Đa số người Việt có thói quen hoặc tư tưởng “để phần”. Để phần thức ăn không ăn hết, để phần thức ăn cho những thành viên khác trong gia đình hoặc để phần thức ăn nhằm chia thành nhiều bữa. Điều này ít nhiều lý giải gần 50% số người được hỏi thường quên thức ăn thừa lưu trữ trong tủ lạnh. Ngoài ra, một số lý do khác như kỹ tính trong ăn uống, bất hợp lý trong kiểm soát khẩu phần ăn, tâm lý không thích ăn thực phẩm cũ cũng dẫn tới việc đồ ăn không được tái chế biến.
Bạn có biết?
Có khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị bỏ đi mỗi năm - tương đương với 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu.Trong khi đó, số người bị đói và chết vì thiếu lương thực là con số không nhỏ: Cứ 7 người trên thế giới có 1 người sống trong cảnh nghèo đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì đói. Không những thế, lãng phí thực phẩm còn làm hủy hoại chính môi trường sống của con người.
Bình luận của bạn