Có nên bôi mật gấu khi bị bong gân?

Bị bong gân chớ dại mà xoa mật gấu

Thực phẩm tuyệt đối phải tránh nếu không muốn tàn phế vì bong gân

Chả lá lốt trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp: Nỗi ám ảnh của người già

Bài thuốc hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

ThS. Nguyễn Trung Dũng - Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, cho biết:

Chào bạn!

Bong gân là tình trạng tổn thương các dây chằng, khớp do chấn thương. Ở thể nhẹ, bong gân chỉ là tổn thương một vài bó sợi hay giãn dây chằng. Xấu hơn, dây chằng có thể bị đứt một phần, phần còn lại vẫn nguyên vẹn nhưng đủ để làm lỏng lẻo khớp nếu không điều trị đúng. 

Khi bị bong gân, người bệnh thấy vùng bong gân sưng và tím bầm. Đó là do có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Cũng vì vậy, nhiều người xoa mật gấu với suy nghĩ sẽ tan được máu tụ và bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên việc dùng mật gấu xoa vào nơi bị tổn thương là sai lầm nghiêm trọng vì dùng các chất nóng tác động tại chỗ không thể làm tan máu mà có thể khiến máu tụ nhiều hơn, gây hoại tử, thậm chí gây teo cơ, cứng khớp sau này.

Khi bị bong gân, người bệnh cần dừng ngay vận động, chườm lạnh vùng tổn thương bằng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh. Sau đó, dùng chun cố định khớp, dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, efferalgan. Nên nghỉ ngơi 5 – 7 ngày để vùng tổn thương hồi phục. Với bệnh nhân bị nặng, cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện khám, chữa trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị