Những điều cần làm ngay khi trẻ bị sốt cao

Những điều cần làm ngay khi trẻ bị sốt cao

Cần hiểu đúng về cơn sốt ở trẻ

Khi nào nên phớt lờ hoặc "tiêu diệt" cơn sốt ở trẻ?

Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao

Bảo vệ hệ hô hấp của trẻ vào mùa mưa

"Sốt cao co giật" hay"Co giật khi sốt" là một tình trạng co giật toàn thân xảy ra khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Sốt cao có thể kích thích não của trẻ nhỏ và gây khởi phát một cơn co giật.

Dĩ nhiên không phải tất cả trẻ em đều bị co giật khi bị sốt cao, nguyên nhân có thể là do não của một số trẻ nhạy cảm với co giật hơn các trẻ khác, khuynh hướng này thường có tính chất gia đình. Khi được 5 - 6 tuổi thì não đã trưởng thành và trẻ sẽ không còn nguy cơ bị sốt cao co giật nữa.

  Các biến chứng nguy hiểm là:

- Ngạt thở: Khi co giật trẻ tiết nhiều đàm gây tắc đường thở.

- Thiếu oxy não, tổn thương não: Khi co giật kéo dài do không hạ nhiệt tích cực.

 Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao co giật:

Bước 1: Làm thông đường thở

- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.

- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.

Bước 2: Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt

- Cởi bỏ quần áo.

- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần

(6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)

Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước giải nhiệt

Bước 3: Lau mát hạ sốt

- Nhúng khăn vào nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt ráo. Đặt ở nách, bẹn và lau khắp người. Thêm nước ấm vào nếu cần.

- Thay khăn mới mỗi 2-3 phút.

- Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 38 độ C.

Nhúng khăn vào nước ấm và lau toàn bộ cơ thể trẻ

Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

 Những trường hợp nào thì phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?

 Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sỹ ngay nếu:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.

- Sốt trên 40oC

- Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.

- Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.

- Trẻ li bì, khó đánh thức.

- Cổ cứng.

- Có bất kỳ phát ban da nào.

- Trẻ khó thở, và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.

- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.

- Nôn mọi thứ.

- Tiêu máu, ói máu.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ trông rất yếu và mệt.

Cho trẻ đi khám bác sĩ ngay khi sốt cao, co giật

 Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

 - Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác).

- Sốt trên 40 độ C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).

- Trẻ đau khi đi tiểu.

- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.

- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

 Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt

Không nên:

- Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến trẻ bị sặc.

- Không dùng vật cứng để ngang miệng để ngăn trẻ cắn lưỡi vì trẻ bị sốt co giật ít cắn lưỡi. Mà sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.

- Không ủ ấm, hoặc mặc thêm quần áo cho con mà nên nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách nới rộng quần áo, đặt trẻ ở phòng thoáng mát. 

- Không lau cơ thể trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.

- Không vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.

Lời khuyên:

Nên dùng các biện pháp hạ sốt như trên hay uống (hoặc nhét hậu môn) thuốc hạ sốt sớm ngay từ lúc khởi phát các bệnh có gây sốt ở những trẻ có tiền sử bị sốt cao co giật , hoặc trong gia đình đã có những trẻ khác bị sốt cao co giật hay bố mẹ có tiền sử lúc nhỏ bị sốt cao co giật.

Ðiều quan trọng hơn cả là các phụ huynh không nên quá hoảng sợ, ngược lại phải tỉnh táo để có cảnh xử trí thích hợp. Nếu thực hiện tốt các hướng dẫn trị liệu trên sẽ giúp con bạn tránh khỏi những nguy hiểm lâu dài.

Lovely H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ