Cải thiện chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt
8 thực phẩm bổ sung sắt tốt hơn thịt bò
Làm sao để tránh táo bón khi bổ sung sắt?
Ngoài bổ sung sắt, làm thế nào để bổ máu, chống thiếu máu?
Thực phẩm bổ sung sắt không thể bỏ qua
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com trả lời:
Chào bạn!
Cải thiện chế độ ăn uống là cách quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị thiếu sắt. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều sắt bạn nên cho trẻ ăn:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu...
- Một số loại rau củ: Măng tây, đậu Hà Lan, hạt bí ngô, cải mầm brussels, cải xoăn, bông cải xanh, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận, đậu đen.
- Một số loại gia vị: Thì là, nghệ, ớt, húng tây, rau oregano, húng quế, tiêu đen, đinh hương.
Nhiều người nghĩ rằng thịt đỏ là thực phẩm có nhiều sắt nhất, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều loại hạt và rau củ còn có chứa hàm lượng sắt nhiều hơn cả thịt đỏ.
Sắt từ động vật thường dễ hấp thu hơn so với sắt từ thực vật. Nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học lại cho thấy, tỷ lệ hấp thu của cơ thể với sắt từ thực vật lại không cao. Do vậy, bạn vẫn nên cho con ăn kết hợp cả 2 loại sắt từ động vật và thực vật.
Để tăng khả năng hấp thu sắt, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, kiwi cùng với các thực phẩm chứa nhiều sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một số loại thảo mộc và gia vị vào các món ăn của con để tăng cường lượng sắt bổ sung cho cơ thể.
Nấu trong chảo sắt cũng là cách đơn giản giúp bổ sung thêm sắt vào thức ăn. Bạn có thể nhận được 1 - 2 miligram sắt trong mỗi bữa nếu đồ ăn được nấu bằng vật dụng bằng sắt. Lượng sắt nhận được sẽ cao hơn nữa nếu nấu các thực phẩm có tính acid trong chảo sắt.
Nếu trẻ kén ăn, bạn có thể cho trẻ sử dụng các các loại vitamin tổng hợp có chứa sắt. Trong trường hợp trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên gia về sản phẩm bổ sung sắt.
Sản phẩm bổ sung sắt thường có mùi vị khó chịu, do vậy bạn có thể cho thêm vào nước trái cây để trẻ uống. Sản phẩm bổ sung sắt có thể khiến phân của trẻ sẫm màu hơn, thậm chí có màu đen. Bạn đừng quá lo lắng khi thấy con có tình trạng trên, vì điều này là hiện tượng bình thường khi dùng sắt.
Bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt trong khoảng một tháng trước khi thử máu để xem tình trạng thiếu máu có được cải thiện hay không. Nếu có, trẻ cần phải tiếp tục bổ sung sắt cho đến khi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt được cải thiện tốt. Nếu không, bác sỹ sẽ phải khám sức khỏe của trẻ để tìm ra nguyên nhân khác có thể gây thiếu máu.
Trẻ bú sữa mẹ thì khả năng hấp thu sắt sẽ hiệu quả hơn so với trẻ uống sữa công thức. Ngược lại, uống quá nhiều sữa công thức có thể làm cho bệnh thiếu máu ở trẻ tồi tệ hơn. Bởi sữa công thức có thể làm cho trẻ bị mất sắt qua đường ruột và làm cho cơ thể khó sử dụng sắt được nạp vào qua các loại thực phẩm.
Trẻ chập chững biết đi chỉ cần bổ sung 500 - 700ml sữa mỗi ngày, nếu uống nhiều hơn 900ml sữa mỗi ngày, trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt. Do vậy, nếu con đang uống quá nhiều sữa mỗi ngày, bạn nên cắt giảm lượng sữa của con.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet.
- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.
Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections
Bình luận của bạn