Trẻ bị viêm phế quản có cần dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn thì buộc phải dùng thuốc kháng sinh

Trẻ bị viêm phế quản phải chăm sóc thế nào?

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Phân biệt viêm thanh quản và viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản: Điều trị thế nào, chăm sóc ra sao?

Đội ngũ bác sỹ của Ask Dr. Sears - website AskDrSears.com chuyên cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái của Mỹ - trả lời những câu hỏi của các bậc phụ huynh về viêm phế quản ở trẻ.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là nhiễm trùng đường dẫn khí ở phổi trên. Viêm phế quản có thể do virus hoặc vi khuẩn gây cảm lạnh gây ra, vì vậy không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. 

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản là do một loại virus cảm lạnh gây ra. Do đó, thuốc kháng sinh thường không cần thiết. Nếu trẻ bị sốt trong vài ngày, nhưng trẻ vẫn chơi ngoan, không thở nhanh, thì không cần phải đưa trẻ đi khám mà có thể tự điều trị tại nhà. Nếu trẻ thở nhanh, có các triệu chứng của viêm phế quản, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. 

Trẻ bị sốt cao, thở nhanh, thở có tiếng rít cần đi khám ngay

Làm thế nào để biết trẻ có bị viêm phế quản hay không? 

Các bậc phụ huynh thường đưa con đi khám để kiểm tra xem liệu trẻ có bị viêm phế quản hay không, và thường quan niệm rằng viêm phế quản là một căn bệnh nghiêm trọng, phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thực sự là bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tại nhà xem con có bị viêm phế quản hay không, bằng cách: 

- Lắng nghe tiếng ho của trẻ.
- Trẻ ho và nhổ đờm màu vàng hoặc xanh.
- Trẻ nhỏ ho nhưng không nhổ đờm ra. Thay vào đó, trẻ ho rồi nuốt đờm xuống cổ họng.
- Trẻ kêu đau ngực khi ho.
- Trẻ hít vào thở ra có tiếng rít.

Trẻ bị viêm phế quản khi nào dùng kháng sinh

Nếu trẻ bị sốt hơn 38,3 độ C trong 3 ngày liên tiếp, đau ngực khi ho, ho khan, rít lên khi thở thì có thể là trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn, cần phải dùng thuốc kháng sinh sau khi bác sỹ đã khám. Bác sỹ cũng sẽ lắng nghe ngực để xem nhiễm trùng có nặng hay không.

Điều trị viêm phế quản tại nhà như thế nào? 

Dưới đây là những gì bạn có thể làm ở nhà để giúp làm sạch chất nhầy ra khỏi phế quản của trẻ, cho dù trẻ có được uống thuốc kháng sinh hay không. 

- Hơi nước: Mở vòi tắm nước nóng trong phòng tắm rồi đóng cửa lại để hơi nước ngập khắp phòng. Cho trẻ vào trong phòng tắm có hơi nước ngồi khoảng 20 phút, thực hiện 4 lần mỗi ngày. 

- Đập vào ngực: Bạn có thể đập vào ngực, lưng và hai bên lưng của trẻ trong khi trẻ đang ngồi trong phòng tắm có hơi nước nóng để làm long dịch nhầy. (Không thực hiện biện pháp này nếu bạn không rõ cách đập).

- Thuốc long đờm: Cho trẻ uống thuốc long đờm để làm loãng dịch nhầy, đờm trong đường thở, để trẻ ho ra ngoài. 

- Đừng cho trẻ uống thuốc chống ho vào ban ngày. Trẻ cần phải ho đờm ra khỏi đường thở. 

- Bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm ho vào ban đêm nếu cơn ho khiến trẻ mất ngủ. 

Trẻ không nhổ đờm ra, có sao không? 

Trẻ có thể ho ra đờm, nhưng sau đó lại nuốt đờm. Điều này vô hại. Trẻ có thể ho và nôn ra đờm, dịch nhầy. Điều này cũng vô hại. Tất cả những điều này đều giúp đẩy đờm, dịch nhầy ra khỏi phế quản, phổi của trẻ. 

Đội ngũ bác sỹ của Ask Dr. Sears gồm có bác sỹ Bill, Martha, RN, Jim, Bob và Peter.


An An H+ (Theo ask drsears)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị